Có bầu ăn rau răm được không

Có bầu ăn rau răm được không? Chuyên gia dinh dưỡng khuyến cáo, có bầu không nên ăn rau răm nhiều, bởi trong rau răm có chất làm tăng nguy cơ sảy thai. Phụ nữ mang thai trong 3 tháng đầu tuyệt đối không được ăn rau răm.
08/04/2018 09:00

Có bầu ăn rau răm được không?

Rau răm là loại cây thân thảo, lá và ngọn của chúng được người dân khu vực Đông Nam Á sử dụng để làm gia vị trong nấu ăn. Đối với người Việt, rau răm còn được sử dụng làm loại rau ăn kèm khi ăn bún, miến, cháo trai, trứng vịt lộn… Người Huế sử dụng rau răm như một gia vị không thể thiếu khi làm thịt gà trộn.

Theo nghiên cứu của đông y, cành và lá rau răm là dược liệu quý. Rau răm có vị cay nồng, mùi thơm hắc, tính ấm. Ăn rau răm có tác dụng làm ấm bụng, tiêu thực, sát trùng, tán hàn. Ngoài ra, rau răm còn có tác dụng làm sáng mắt, ích trí, mạnh gân cốt.

Tuy nhiên, rau răm nếu ăn quá nhiều có thể sinh nóng rét, giảm tinh khí gây tổn thương đến tủy, suy yếu tình dục. Phụ nữ có kinh không nên ăn rau răm để tránh bị rong huyết.

Theo các chuyên gia dinh dưỡng, phụ nữ có thai không nên ăn quá nhiều rau răm. Đặc biệt là phụ nữ mới mang thai trong 3 tháng đầu thì tuyệt đối không được ăn rau răm. Rau ăn quá nhiều có thể bị mất máu.

Empty

Có bầu ăn rau răm được không? Bà bầu trong 3 tháng đầu ăn rau răm dễ bị sảy thai

Một số nghiên cứu chỉ ra, trong rau răm có chứa hàm lượng cao chất gây co bóp tử cung. Điều này dễ gây nên tình trạng sảy thai.

Vậy nên, trong 3 tháng đầu thia kỳ khi ăn thịt bò, thịt gà, cháo trai bà bầu tuyệt đối không được ăn kèm với rau răm và nên loại bỏ loại rau này ra khỏi thực đơn dinh dưỡng của mình.

Tuy nhiên, một điểm may mắn là loại rau răm trắng không gây sảy thai cho phụ nữ. Các nghiên cứu chỉ ra, rau răm thân tía mới là nguyên nhân có thể gây sảy thai cho bà bầu nếu sử dụng quá nhiều.

Theo các thông tin, trong dân gian còn sử dụng rau răm thân tía đỏ để phá thai. Theo đó, trường hợp chậm kinh 1 tuần từ 5 – 9 ngày, đạt tỉ lệ sảy thai cao từ 60 – 80%.

Cách phá thai từ rau răm rất đơn giản: chỉ cần sử dụng khoảng 500g rau răm thân đỏ tía, rửa sạch, giã lấy nước để uống (khoảng 250ml). Uống 1 lần duy nhất vào buổi tối trước khi đi ngủ, đến sáng hôm sau thai sẽ tự trục ra ngoài.

Tuy nhiên, việ phá thai bằng rau răm vẫn chưa được khoa học kiểm chứng. Các bác sĩ khuyến cáo đây không phải cách phá thai an toàn nên chị em phụ nữ tuyệt đối không được sử dụng. Nếu cố tình sử dụng sẽ gây hậu quả nghiêm trọng cho sức khỏe, thậm chí có thể dẫn đến tử vong nếu không được cứu chữa kịp thời.

Những người không nên ăn rau răm

Tuy rau răm không chứa độc nhưng cũng có thể gây họa cho con người nếu ăn quá nhiều và ăn thường xuyên. Ngoài bà bầu ra thì có một số đối tượng sau nên không nên ăn rau răm:

- Đàn ông không nên ăn nhiều rau răm: đàn ông ăn nhiều rau răm có thể sinh ra nóng rét, thương tổn đến tủy, làm giảm tinh khí, giảm ham muốn tình dục. Nếu đàn ông ăn nhiều, ăn liên tục từ ngày này sang ngày khác còn dẫn đến yếu sinh lý. Điều này ảnh hưởng nghiêm trọng đến việc quan hệ tình dục và chất lượng tinh trùng.

- Phụ nữ trong thời kỳ kinh nguyệt cũng không nên ăn rau răm. Bởi một số chất trong rau răm có tác dụng co bóp tử cung mạnh dẫn đến tình trạng đau bụng kinh và rong kinh kéo dài.

- Những người máu nóng, ốm gầy cũng không nên ăn rau răm. Vì sở dĩ rau răm có vị cay nồng, nếu ăn quá nhiều có thể sinh ra nóng trong, phát ban, nổi mụn. Người gầy yếu ăn nhiều rau răm sẽ làm giảm khả năng hấp thụ các vi chất khác.

Empty

Có bầu ăn rau răm được không? Chỉ nên răn rau răm ở mức độ vừa phải không nên lạm dụng ăn quá nhiều để tránh tác dụng phục

Tuy nhiên cũng không thể phủ nhận các tác dụng tuyệt vời khác của rau răm như: chống đầy hơi, trướng bụng, tiêu hóa kém, cảm cúm, chữa rẵn cắn, nước ăn chân… Việc sử dụng rau răm để chữa bệnh được các thầy thuốc đông y cho là khá đơn giản và lành tính:

- Rau răm chữa đầy hơi, trướng bụng, tiêu hóa kém: bạn chỉ cần dùng một nắm rau răm, rửa sạch, giã nhỏ, vắt lấy nước uống. Phần bã dùng để đắp lên bụng, xoa đều xung quanh rốn là được.

- Rau răm chữa đau bụng tiêu chảy do nhiễm lạnh: lấy rau răm khô, cùng với bạch truật, kinh giới, lương khương, quế, gừng nướng (với lượng theo chỉ dẫn của bác sĩ đông y). Đổ 2 bát nước, sắc cô lấy 1 bát, uống 2 lần trong ngày sẽ hết đau bụng tiêu chảy do nhiễm lạnh.

- Chữa rắn cắn: bạn chỉ cần lấy một nắm lá rau răm nhỏ vắt thành nước cho người bị rắn cắn uống. Lấy bã đắp vào nơi vết cắn băng lại.

- Cảm cúm: có thể lấy rau răm, cho thêm 3 lát gừng, giã nát vắt lấy nước uống. Cách này giúp giải cảm nhanh chóng.

comment Bình luận

largeer