Ăn phở bị mỏi cổ có phải do dị ứng mì chính?

Biểu hiện mỏi cổ, đau lưng, chóng mắt...sau khi ăn phở là tình trạng nhiều người gặp phải. Vậy nguyên nhân do đâu, liệu có phải do đồ ăn có nhiều mì chính?
25/05/2018 10:10

1. Ăn phở bị mỏi cổ có phải do dị ứng mì chính?

Rất nhiều người sau khi ăn phở về người bị mệt mỏi, buồn nôn mà không biết lí do vì sao.

Chị Lê Hồng (Hải Phòng) kêu, mỗi lần ăn phở ở quán quen xong là đau lưng ê ẩm khoảng nửa tiếng sau mới hết. Chồng mình thị bị nóng gáy và cổ. Hồi trước cứ tưởng do phở có phoormol gì đó, sau mới biết là do mì chính.

Cũng gặp triệu chứng lạ sau khi ăn phở, anh Minh Quân (Hoài Đức, Hà Nội) kể, cứ ăn bún bò, phở tái là y như rằng nóng rát ở vùng cổ họng. Lúc đầu nghĩ là do tiền sử bệnh trào ngược dạ dày.

Chị Minh Tâm nói: "Cả nhà em đều bị đây. Nhất là ăn phở về xong lợm giọng, cảm giác buồn nôn chóng mặt nên ở nhà ăn thường không mì chính".

an pho bi moi co co phai do di ung mi chinh

Ăn phở bị mỏi cổ có phải do dị ứng mì chính? Rất nhiều người gặp phải tình trạng này

Hội chứng dị ứng mì chính hay còn có tên gọi là hội chứng nhà hàng Trung Quốc. Biểu hiện của hội chứng này là ăn bún bò hay phở một số quán là bị mỏi hết cổ, lưng, ngực, cả buổi sau mới hết. Hội chứng này chỉ xảy ra đối với một số người chứ không phải ai cũng bị, cũng cùng một món ăn nhưng có người bị, có người không. Trước kia người ta cho rằng nguyên nhân do bột ngọt hoặc chất làm ngọt trong đồ ăn, nhưng sau này có một số nghiên cứu đưa ra kết luận là không phải do bột ngọt.

Theo ý kiến của chuyên gia, việc thỉnh thoảng gia đình bạn ăn bún hay phở ở ngoài mà bị triệu chứng như trên có nhiều khả năng trong nước lèo hay thịt họ dùng bột ngọt, siêu bột ngọt hay một loại hóa chất nào đó (là bí mật của họ) để chế biến.

Nếu sau khi ăn mọi người đều có triệu chứng giống nhau như bạn kể thì có thể gọi đó là ngộ độc thực phẩm, nguyên nhân của ngộ độc thực phẩm chỉ được xác định sau khi cơ quan quản lý nhà nước kiểm tra lấy mẫu phân tích. Bạn có thể gửi thư yêu cầu cơ quan hữu quan kiểm tra làm rõ.

Nếu bạn có dị ứng với bột ngọt thì nên yêu cầu nơi bán thực phẩm không cho bột ngọt, hoặc hỏi họ trước khi ăn. Trường hợp họ có sử dụng bột mềm hay không thì chưa thể xác định được.

  • Khi sử dụng mì chính cần lưu ý:

Đúng lúc: Không nên cho mì chính vào nước sôi bởi ở nhiệt độ cao mì chính sẽ phản ứng hoá học, không những bị mất mùi mà còn sinh ra chất có hại. Tốt nhất nên tắt bếp trước khi cho mì chính vào món ăn.

Đúng vị: Không phải món ăn nào cũng cần mì chính. Một số món ăn đã có sẵn vị ngọt đặt trưng của nó như gà hầm, thịt kho tàu, cá trưng...

Đúng cách: Mì chính thường giảm hương vị trong môi trường kiềm. Do đó, khi nấu canh, nên cho một chút dấm vào để tạo môi trường acid nhẹ trước khi cho mì chính. Có như thế mới phát huy được hiệu năng của mì chính, giúp canh thơm ngon.

2. Những tác dụng phụ của bột ngọt

- Bột ngọt có thể gây ra tình trạng khó thở nặng với những người bị hen. Trong nhiều trường hợp nặng thì cần phải có sự chăm sóc của y tế. Điều này đã được nghiên cứu của  Đại học Johns Hopkins chỉ ra.

- Một số nghiên cứu các cũng nhận thấy bằng bột ngọt khiến cho tế bào não và hệ thống thần kinh trung ương. Thậm chí, bột ngọt có mối tương quan trực tiếp với bệnh Alzheimer.

- Nếu bạn rơi vào trường hợp hiếm gặp bị tác dụng phụ của mì chính khiến cho tê liệt quanh miệng tạm thời thì cần cực kỳ cẩn thận để tránh tiêu thụ bột ngọt.

an pho bi moi co co phai do di ung mi chinh.jpg 1

Bột ngọt có thể gây ra tình trạng khó thở nặng với những người bị hen

- Bột ngọt là một lớp hóa chất gọi là excitotoxins. Chất này có xu hướng ảnh hưởng đến phần hypothalmus của não, kiểm soát các chức năng quan trọng của cơ thể chẳng hạn như sự tăng trưởng, mô hình giấc ngủ, tuổi dậy thì và ngay cả sự thèm ăn. 

Một số nghiên cứu cho rằng bột ngọt ức chế chức năng bình thường của hypothalmus, có thể gây ra tác động tiêu cực lâu dài chẳng hạn như béo phì, rối loạn giấc ngủ và các vấn đề sinh sản khác,..

comment Bình luận

largeer