Triệu chứng dị ứng bột ngọt

Dị ứng bột ngọt là hiện tượng cơ thể mẫn cảm với lượng bột ngọt được sử dụng trong các món ăn. Khi bị dị ứng bột ngọt người bệnh thường có triệu chứng chóng mặt, bủn rủn chân tay, tê chân, khó thở…
17/05/2018 15:55

1. Bột ngọt là gì và dị ứng bột ngọt là như thế nào?

Bột ngọt (mì chính) là chất điều vị trong trong công nghiệp thực phẩm, có tên khoa học là Monosodium Glutamate (viết tắt là MSG).

Bột ngọt được phát minh vào năm 1909, bởi nhà khoa học người Đức. Còn tại Nhật Bnar, Ikeda là người đầu tiên phát hiện ra mì chính từ việc tác axit glutamic từ rong biển và thu được natri glutamat. Thương hiệu bột ngọt Ajinomoto đầu tiên đã được ra đời tại đất nước này.

Hiện nay, bột ngọt được sử dụng phổ biến tại nhiều quốc gia trên thế giới như: Nhật Bản, Mỹ, Trung Quốc, Indonesia. Và Việt Nam cũng là một trong những quốc gia có băn hóa sử dụng mì chính trong ẩm thực.

Bột ngọt chủ yếu được sản xuất từ các nguyên liệu thiên nhiên như: tinh bột khoai mì, mật mía đường, bắp… bằng phương pháp lên men vi sinh tự nhiên – tương tự như phương pháp sản xuất bia, giấm, nước mắm…

Năm 1987, Ủy Ban Chuyên gia về PHụ gia Thực phẩm (JECFA) của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) và Tổ chức Lương nông Quốc tế (FAO) đã kết luận: bột ngọt an toàn cho người tiêu dùng với liều dùng hàng ngày từ 0 – 120mg/kg. Có nghĩa là: với thể trọng người trưởng thành khoảng 50kg thì mỗi ngày có thể dùng khoảng 6g bột ngọt.

Empty

Triệu chứng dị ứng bột ngọt. Bột ngọt là loại gia vị được dùng phổ biến tại nhiều quốc gia trên thế giới

Tuy nhiên, các nghiên cứu về sau này đã xác định lại tính an toàn của bột ngọt và bỏ quy định liều dùng hàng ngày của bột ngọt. Kể từ năm 1987, bột ngọt chính thức được xếp vào danh mục các chất phụ gia thực phẩ có liều dùng hàng ngày không xác định.

Hiện nay, công nghệ sản xuất bột ngọt có nhiều thay đổi, bột ngọt chứa nhiều chất phụ gia, bột ngọt làm giả không phù với cơ địa nhiều người dẫn đến tình trạng dị ứng bột ngọt.

Dị ứng bột ngọt là gì? Dị ứng bột ngọt thường là dị ứng do cơ địa mẫn cảm với một số chất có trong bột ngọt. Khi dùng bột ngọt với hàm lượng lớn sẽ sinh ra chất glutamate ngoại sinh dư thừa. Chất này gây nguy hại tới não và dây thần kinh cảm giác. Từ đó gây độc cho gan, thận. Những tổn thương do chất có trong bột ngọt có thể gây tổn thương cho gan, suy giảm hệ miễn dịch gây phản ứng dị ứng bột ngọt.

Dị ứng bột ngọt từng gây nên “hội chứng Nhà hàng Trung Quốc”. Hội chứng này xuất phát từ năm 1968 (60 năm sau khi mì chính ra đời). Khi đó, các nhà khoa học Mỹ đã mô tả một vài triệu chứng xuất hiện sau khi ăn bị tê mỏi, khó thở, chóng mặt, hồi hộp…

Tuy nhiên, Uỷ ban Hỗn hợp các Chuyên gia về Phụ gia Thực phẩm (JECFA), Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), và Tổ chức Nông lương Liên Hợp Quốc (FAO) sau nhiều năm nghiên cứu đã kết luận: "Không chứng minh được mì chính là tác nhân gây ra các triệu chứng của Hội chứng Nhà hàng Trung Quốc". Từ đó đến nay, các nhà khoa học cũng không nhắc lại về hội chứng này.

2. Triệu chứng dị ứng bột ngọt

Từng có kết luận khoa học, bột ngọt là loại gia vị an toàn cho sức khỏe con người, bởi nó được sản xuất bằng các nguyên liệu tự nhiên. Việc sử dụng bột ngọt cũng không hề gây nên những ảnh hưởng đến hoạt động hệ thần kinh như nhiều người lo ngại.

Sở dĩ dị ứng bột ngọt xuất hiện chủ yếu là do cơ địa quá mẫn cảm với lượng bột ngọt sử dụng trong các món ăn. Từ đó dẫn đến hiện tượng chóng mặt, tê tay chân, khó thở…

Empty

Tê tai là một triệu chứng dị ứng bột ngọt

Mặt khác, các phản kháng của cơ thể đối với bột ngọt còn do nguồn gốc của loại bột ngọt đó. Hiện nay, trên thị trường xuất hiện rất nhiều hàng giả, hàng kém chất lượng gây ảnh hưởng đến sức khỏe. Sai lầm trong quá trình nấu nướng cũng là tác nhân gây dị ứng bột bột ngọt.

Triệu chứng điển hình khi bị dị ứng bột ngọt là: chóng mặt, đau gáy, tức ngực, buồn nôn, chân tay bủn rủn… Dị ứng bột ngọt có triệu chứng tương tự như dị ứng tôm, cua, ghẹ… thường là do cơ địa mẫn cảm.

Ngoài dị ứng bột ngọt, người tiêu dùng có thể bị ngộ độ độc bột ngọt. Ngộ độc xuất hiện khi ăn một lượng bột ngọt quá lớn (vượt trên 6g/ngày). Đặc biệt là những loại bột ngọt kém chất lượng thì khả năng bị ngộ độc sẽ cao hơn. Khi bị ngộ độc, nạn nhân sẽ rơi vào tình trạng khó thở, tê tay chân, đau đầu dữ dội… Nếu không được cấp cứu kịp thời có thể gây nhiều biến chứng nguy hiểm.

Theo các chuyên gia, khi phát hiện bị dị ứng hoặc bị ngộ độc bột ngọt thì cần uống ngay 1 ly nước chanh pha ấm với muối (không cho đường). Sau đó ăn nghỉ ở nơi thoáng mát khoảng 15 – 20 phút. Sau khi uống mà nôn được thì càng tốt.

Empty

Triệu chứng dị ứng bột ngọt. Uống nước chanh pha muối là một cách giải độc khi bị dị ứng bột ngọt

Mặt khác, nếu nạn nhân uống được thêm nước ấm thì càng tốt. Bởi nước ấm có tác dụng lợi tiểu, thanh lọc cơ thể và giải độc. Nếu sau khi sơ cứu, các triệu chứng không có chuyển biến tích cực thì nên đưa ngay nạn nhân đến bệnh viện để kịp thời cứu chữa.

comment Bình luận

largeer