Các hội chứng khi sử dụng bột ngọt

Bột ngọt hay còn gọi là mì chính, là một chất phụ gia tăng hương vị món ăn đậm đà. Tuy nhiên, nếu lạm dụng bột ngọt có thể gây ra các hội chứng nguy hiểm cho sức khoẻ.
23/05/2018 16:59

1. Hội chứng nghiện bột ngọt

Theo số liệu thống kê trên thế giới có khoảng 3 triệu tấn bột ngọt được sản xuất, trong đó 80% tiêu thụ ở các nước Châu Á. Việt Nam là một trong những nước tiêu thụ bột ngọt nhiều nhất trên thế giới.  Hội chứng nghiện bột ngọt xuất phát từ thói quen nấu ăn hàng ngày và do các quán ăn thường xuyên cho bột ngọt vào món ăn.

Cac hoi chung khi su dung bot ngot

Việt Nam là một trong những nước tiêu thụ bột ngọt nhiều nhất trên thế giới

Không chỉ là loại bột ngọt kết tinh thường được dùng trong bữa cơm hàng ngày mà còn được dùng trong các loại thực phẩm khác như sản phẩm cá thịt chế biến sẵn (bò khô, pa tê, xúc xích, giò , chả…); các loại nước gia vị (nước mắm, nước sốt, bột canh, tương ớt); các loại đồ ăn vặt, đồ ăn đóng hộp… dưới những cái tên khác như glutamate, monosodium glutamate, MSG hoặc E621… giúp tăng hương vị và che giấu đi những nguồn nguyên liệu hay công nghệ chế biến.

Các chuyên gia cảnh báo, người Việt thích dùng loại gia vị này cho các món ăn hàng ngày. Nhiều gia đình cũng đã cố cai bột ngọt khi nghe tin những tác hại của chúng mà không được.

Cac hoi chung khi su dung bot ngot 3

Các hội chứng khi sử dụng bột ngọt. Dị ứng bột ngọt và ngộ độc bột ngọt thường xảy ra

Các hội chứng khi sử dụng bột ngọt phải kể đến dị ứng bột ngọt và ngộ độc bột ngọt. Trong đó, dị ứng bột ngọt cũng giống như 1 số người dị ứng với tôm, cua, ghẹ… cũng có trường hợp dị ứng với bột ngọt, thường là do cơ địa mẫn cảm.

Ngộ độc bột ngọt xảy ra khi ăn 1 lượng bột ngọt quá lớn (lượng khuyến nghị chỉ nên 6g/người/ngày). Đặc biệt là các loại bột ngọt kém chất lượng (giả, nhái, sử dụng hóa chất) hay các loại siêu bột ngọt (đường hóa học) có độ ngọt gấp hàng chục đến hàng trăm lần bột ngọt thông thường khiến cơ thể bị ngộ độc.

2. Những nguy hiểm rình rập từ bột ngọt

Hiện nay, nhiều thực phẩm chế biến sẵn cũng có chứa bột ngọt để tăng thêm hương vị. Bột ngọt được Cục quản lý Dược phẩm Hoa Kỳ công nhận là thực phẩm an toàn mặc dù xung quanh nó vẫn còn nhiều bàn cãi về các vấn đề sức khỏe.

Những tác dụng phụ mà bột ngọt đem lại đó là cảm giác nóng rát ở khuôn mặt, cánh tay hoặc ngực; tê bức xạ từ cổ đến tay, ngứa ran ở mặt, cánh tay hoặc cổ, nhức đầu, ngực đau, buồn nôn, tim đập nhanh, buồn ngủ, khó thở và suy yếu. Đặc biệt tình trạng khó thở sẽ trở nên tồi tệ hơn ở những người bị hen.

Cac hoi chung khi su dung bot ngot 2

Bột ngọt có thể gây ra tác dụng phụ như nóng rát mặt, nhức đầu, buồn nôn...

Các triệu chứng của bột ngọt với sức khỏe rất phức tạp, trong đó bao gồm rất nhiều các hiệu ứng phụ thường gặp như gây đau đầu, hồi hộp, đỏ bừng, ra mồ hôi, chua dạ dày, yếu, tê xung quanh miệng và đau ngực.

Bột ngọt là một lớp hóa chất gọi là excitotoxins. Excitotoxins là những chất gây tổn thương não và tổn thương đến hệ thống thần kinh trung ương.

Excitotoxins có xu hướng ảnh hưởng đến phần hypothalmus của não, kiểm soát các chức năng quan trọng của cơ thể chẳng hạn như sự tăng trưởng, mô hình giấc ngủ, tuổi dậy thì và ảnh hưởng đến sự thèm ăn.

Có nghiên cứu cho rằng bột ngọt ức chế chức năng bình thường của hypothalmus, gây ra tác động tiêu cực lâu dài chẳng hạn như béo phì, rối loạn giấc ngủ và các vấn đề sinh sản khác...

3. Cách xử lý khi có dấu hiệu ngộ độc bột ngọt

Một trong những cách tốt nhất là uống ngay 1 ly nước chanh ấm pha với muối (không dùng đường). Sau khi uống xong, nằm nghỉ ở nơi thoáng mát 15 - 20 phút, nếu nôn được thì càng tốt.

Uống nhiều nước ấm để lợi tiểu, thanh lọc cơ thể và giải độc.

Cac hoi chung khi su dung bot ngot 4

Khi có dấu hiệu ngộ độc bột ngọt nên uống nhiều nước ấm để thanh lọc, giải độc

Chú ý không tùy tiện dùng bất cứ loại thuốc nào để tránh gây ra biến chứng. Trường hợp có uống thuốc, nên mang theo vỏ thuốc trong trường hợp người bị ngộ độc phải nhập viện để bác sỹ dễ dàng kiểm tra và xử lý.

Nếu các triệu chứng không giảm sau khi xử lý nhanh chóng, người bị ngộ độc nên được đưa vào bệnh viện để kiểm tra, theo dõi và xử lý y tế.

Với những trường hợp bị dị ứng, nên ngưng sử dụng bột ngọt trong 1 thời gian để tránh tái dị ứng. Sau đó, khi dùng lại nên dùng với 1 lượng nhỏ, nêm nếm vào món ăn giúp tăng hương vị. Cảnh giác với các món ăn đường phố.

comment Bình luận

largeer