Ảnh hưởng xấu khi ăn quá nhiều đu đủ

Đu đủ là món ăn thơm ngon và bổ dưỡng. Đặc biệt, đu đủ còn là một phương thuốc chữa bệnh dân gian. Tuy nhiên, ăn quá nhiều đu đủ có tốt không? Ảnh hưởng xấu khi ăn quá nhiều đu đủ là gì? Hãy cùng tham khảo trong bài viết dưới đây nhé.
18/07/2018 06:45
Tac dung phu nghiem trong cua viec an qua nhieu du du

 

Nguy cơ sảy thai: Ăn quá nhiều đu đủ có thể gây dị ứng với latex (mủ cao su). Điều này có thể gây nguy hiểm cho phụ nữ đang mang thai. Các nghiên cứu khác cũng nói về enzyme papain trong đu đủ gây ức chế progesterone (một hormone giới tính) cần thiết để chuẩn bị cho tử cung thụ thai. Nghiên cứu sâu hơn cũng cho chúng ta biết rằng papain trong đu đủ có thể đầu độc thai nhi và gây dị tật bẩm sinh ở trẻ sơ sinh.

Tac dung phu nghiem trong cua viec an qua nhieu du du

 

Có thể dẫn đến vấn đề tiêu hóa: Các enzyme papain có thể dẫn đến khó tiêu hóa nếu ăn quá nhiều. Đu đủ giàu chất xơ nhưng quá nhiều chất xơ có thể dẫn đến rối loạn tiêu hóa. Ngoài ra, trái cây này có chứa mủ cao su - có thể gây kích ứng dạ dày và gây đau. Đu đủ cũng có thể gây tiêu chảy ở một số người và dẫn đễn mất nước trầm trọng.

Tac dung phu nghiem trong cua viec an qua nhieu du du

 

Đu đủ có thể gây ra rối loạn hô hấp: Các papain trong đủ đủ cũng là một chất gây dị ứng tiềm tàng. Ăn đu đủ quá nhiều có thể dẫn đến dị ứng đường hô hấp, hen suyễn, thở khò khè, nghẹt mũi, và trong trường hợp nặng, thậm chí có thể bị khó thở. Đối với phụ nữ mang thai, dị ứng hô hấp cũng có thể ảnh hưởng đến thai nhi, gây ra các biến chứng khác.

Tac dung phu nghiem trong cua viec an qua nhieu du du

 

Giảm lượng đường trong máu quá mức: Hiện nay chưa có nhiều nghiên cứu về vấn đề này nhưng một số nguồn thông tin cho rằng những người đã dùng thuốc trị tiểu đường nên tránh ăn đu đủ vì nó có thể làm giảm lượng đường trong máu quá mức. Hãy tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi ăn đu đủ nếu bạn bị tiểu đường.

Tac dung phu nghiem trong cua viec an qua nhieu du du

 

Tương tác với thuốc: Đu đủ có thể tương tác với warfarin, một loại thuốc dùng để làm chậm đông máu. Điều này có thể làm tăng nguy cơ bầm tím và chảy máu. Loại quả này cũng có thể tương tác với thuốc làm loãng máu, làm tăng hiệu quả của chúng. Nếu bạn đang dùng bất kỳ loại thuốc làm loãng máu hoặc thuốc chống đông máu hay aspirin, nên hỏi ý kiến bác sĩ trước khi ăn.

Tac dung phu nghiem trong cua viec an qua nhieu du du

 

Có thể dẫn đến sỏi thận: Đu đủ chứa đầy vitamin C, và nghiên cứu cho thấy lượng vitamin C dư thừa (hơn 2.000 mg mỗi ngày đối với người lớn và hơn 1.200 mg mỗi ngày đối với trẻ em) có thể dẫn đến sỏi thận. Vitamin C, một khi được chuyển hóa trong cơ thể, tạo ra oxalat có thể biến thành sỏi.

Tac dung phu nghiem trong cua viec an qua nhieu du du

 

Không an toàn cho trẻ sơ sinh: Mặc dù vẫn cần nhiều nghiên cứu hơn để chứng minh vấn đề này, nhưng một số nguồn thông tin cho rằng đu đủ có thể không an toàn cho trẻ dưới một tuổi. Chất xơ dư thừa trong trái cây có thể là thủ phạm. Điều này có thể dẫn đến tiêu chảy hoặc táo bón ở trẻ sơ sinh.

Tac dung phu nghiem trong cua viec an qua nhieu du du

 

Kích ứng da: Ăn quá nhiều đu đủ có thể gây kích ứng da và tình trạng da của bạn có thể chuyển sang màu vàng cam. Tuy nhiên, điều này không gây nguy hiểm đến tính mạng. Khi mức beta-carotene (chất dư thừa từ đu đủ gây đổi màu da) trong cơ thể giảm đi, màu da sẽ trở lại bình thường.

Tac dung phu nghiem trong cua viec an qua nhieu du du

 

Có thể gây ra các dị ứng khác: Papain trong đu đủ có thể gây ra một số phản ứng bao gồm sưng miệng, mặt, chóng mặt, đau đầu, ngứa, gây phát ban xung quanh miệng, lưỡi và khó nuốt.

comment Bình luận

largeer