Bị nóng trong ăn đu đủ được không?
Bị nóng trong ăn đu đủ được không?
Nóng trong là bệnh lý do những thói quen sinh hoạt không khoa học gây ra như chế độ ăn uống hay nhịp sinh học không đồng đều. Nóng trong gây ra các hiện tượng như da khô nứt nẻ, tâm trạng mệt mỏi, nổi mụn nhọt, rôm sảy...

Đu đủ có tính hàn, vị ngọt giúp thanh nhiệt, bổ tỳ tốt cho sức khoẻ
Nhiều người cho rằng đu đủ có tính nóng, nếu cơ thể bị nóng trong ăn đu đủ có thể khiến những triệu chứng trên trầm trọng hơn. Trong Đông y, đu đủ còn được gọi là mộc qua, tính hàn, vị ngọt giúp thanh nhiệt, bổ tỳ. Bên cạnh đó, các chuyên gia dinh dưỡng cũng khẳng định, dù là mùa nào ăn đu đủ cũng đều tốt cho sức khoẻ.
Nghiên cứu hiện đại cho thấy, đu đủ chứa nhiều loại vitamin như vitamin B1, B2, các acid gây men cùng các khoáng chất khác như kali, canxi, magie, sắt và kẽm. Ăn đu đủ thường xuyên giúp bổ máu, hồi phục gan ở người bị sốt rét. Trong 100g đu đủ có hàm lượng vitamin C khoảng từ 70 - 80mg và 500 - 1,250 IU caroten.
Sự xuất hiện của các enzym tự nhiên, đu đủ giúp làm đẹp da hiệu quả và các vết thương tổn trên da nhanh chóng hồi phục. Nhiều chị em còn sử dụng đu đủ để tẩy tế bào da chết, hồi phục sự tươi trẻ cho làn da.

Bị nóng trong ăn đu đủ được không? Ăn đu đủ rất tốt cho sức khoẻ
Trong 100g đu đủ có thể cung cấp 32 calo nên ăn đu đủ không hề bị tăng cân như những loại quả nhiều đường khác. Đu đủ có tác dụng kháng viêm nhờ có chứa 2 hợp chất papain và chymopapain. Đây được cho là 2 loại enzyme tiêu hoá protein hiệu quả có tác dụng làm giảm quá trình viêm nhiễm, giúp các chấn thương mau chóng hồi phục.
Không chỉ cung cấp các dưỡng chất đầy đủ bổ sung cho cơ thể mà chúng còn thường được sử dụng như một vị thuốc chữa bệnh hiệu quả.
Những ai không nên ăn đu đủ?
Mặc dù là loại quả giàu dưỡng chất và rất tốt cho sức khoẻ. Tuy nhiên, ít ai biết đến những tác dụng phụ đáng sợ khi ăn quá nhiều đu đủ chín.
Dưới đây là những người không nên ăn đu đủ chín, nếu không bệnh tình sẽ càng nặng hơn:
- Người bị vàng da
Bên cạnh bí ngô, cà rốt hay xoài... đu đủ cũng là một trong những loại thực phẩm giàu beta-caroten. Nếu ăn quá nhiều những thực phẩm này có thể dẫn đến tình trạng bị vàng ở lòng bàn tay, bàn chân, mu bàn tay, mu bàn chân do ứ đọng nhiều beta-caroten.

Những người bị vàng da không nên ăn đu đủ
Do đó, cần dừng ăn những thực phẩm này trong một thời gian. Sau đó, theo dõi tình trạng bệnh, nếu không được cải thiện cần đến gặp bác sỹ chuyên khoa để được tư vấn.
- Người bị dạ dày
Việc ăn đu đủ chín thường xuyên sẽ kích thích hệ tiêu hoá, làm giảm bớt các triệu chứng khó tiêu, táo bón. Tuy nhiên, ăn quá nhiều đu đủ cũng có thể làm ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa, cụ thể đó là gây ra rối loạn dạ dày với các triệu chứng như là đau bụng, buồn nôn, đầy hơi, bụng trướng...
Do trong đu đủ rất giàu chất xơ và nhựa có thể khiến dạ dày co bóp nhiều. Thậm chí còn có thể kích thích dạ dày gây ra những trận nôn mửa.
- Người có cơ địa dị ứng
Với những người bị rối loạn hô hấp như hen suyễn hoặc bất kỳ trường hợp dị ứng nào cũng cần cẩn thận khi ăn đu đủ. Những phấn hoa dính lên vỏ đu đủ chính là nguyên nhân khiến cho các triệu chứng dị ứng trầm trọng hơn. Do đó cần đảm bảo đeo gang tay khi gọt đu đủ. Chú ý che miệng và mũi bằng khăn để tránh dị ứng.

Người có cơ địa dị ứng ăn đu đủ có thể bị sưng miệng, nhức đầu, đau bụng
Dị ứng đu đủ thường có các triệu chứng như sưng miệng, ngứa xung quanh mặt và cổ họng, phát ban trên lưỡi, chóng mặt, nhức đầu, đau bụng, khó thở và khó nuốt.
- Người tiêu hóa kém
Đu đủ được coi là phương thuốc chữa trị táo bón tự nhiên, hiệu quả tuy nhiên nếu quá lạm dụng loại hoa quả này có thể gây ra những tình trạng ngược lại. Vì khi hàm lượng chất xơ cao, lượng nước cũng tăng lên, phân sẽ bị cứng lại gây táo bón.
Với những người bị tiêu chảy cũng tuyệt đối không nên ăn nhiều do hàm lượng chất xơ cao. Nếu ăn nhiều trong thời gian này, cơ thể dễ rơi vào trạng thái mất nước trầm trọng.
- Người bị loãng máu
Với những người bị bệnh loãng máu cần tránh ăn đu đủ. Theo các chuyên gia cho biết, trong lá đu đủ có chứa chất hoá học có khả năng làm loãng máu. Do đó, các chuyên gia khuyến cáo nếu đang sử dụng bất kỳ loại thuốc nào để chữa bệnh loãng máu hoặc thuốc chống đông máu như aspirin tuyệt đối không nên ăn đu đủ.

Trong hạt đu đủ có chứa aspirin không tốt cho người bị loãng máu
Lưu ý: Hạt đu đủ có tác dụng làm thuốc trị bệnh, tuy nhiên trong hạt đu đủ có chứa chất độc là carpine có thể gây rối loạn mạch đập và làm suy nhược hệ thống thần kinh.

- Sản phẩm vì sức khỏe
-
Đau họng, ợ hơi, tức ngực: Người đàn ông ngỡ ngàng phát hiện ung thư đại tràng sớm qua nội soi
Người đàn ông 37 tuổi khỏe mạnh bàng hoàng phát hiện có tổn thương nguy cơ ung thư nhờ công nghệ nội soi hiện đại tại Bệnh viện Thu Cúc. Câu chuyện của anh là hồi chuông cảnh tỉnh cho nhiều người trẻ còn đang chủ quan, thờ ơ với sức khỏe tiêu hóa.July 2 at 10:13 am -
Lấy lại nụ cười tự tin với dịch vụ bọc răng sứ tại TCI
Hàng nghìn khách hàng đã tìm lại nụ cười tự tin nhờ dịch vụ bọc răng sứ tại Khoa Răng Hàm Mặt bệnh viện Đa khoa Quốc tế (ĐKQT) Thu Cúc TCI.July 1 at 12:01 pm -
Chấm dứt ợ hơi, ợ chua, mất ngủ nhờ phương pháp đo áp lực thực quản HRM hiện đại
Từng khổ sở với ợ hơi, ợ chua, nuốt vướng và mất ngủ triền miên, chị H.T.B.L (38 tuổi) đã tìm lại giấc ngủ ngon và sức khỏe chỉ sau thời gian ngắn điều trị tại Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Thu Cúc nhờ kỹ thuật đo áp lực và nhu động thực quản độ phân giải cao HRM.July 1 at 12:00 pm -
Long Châu hợp tác cùng Viện Kiểm nghiệm ATVSTP Quốc gia chủ động tiên phong tiến hành “kiểm tra kép vì sức khỏe người dân và khách hàng”
Trước thực trạng thuốc giả, thực phẩm chức năng giả làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến niềm tin của người tiêu dùng và sức khỏe cộng đồng, hưởng ứng chủ trương của Chính phủ trong phòng chống hàng giả, hàng kém chất lượng, hệ thống nhà thuốc Long Châu chủ động tiên phong ký kết hợp tác chiến lược với Viện Kiểm nghiệm an toàn vệ sinh thực phẩm Quốc gia (Bộ Y tế).June 25 at 5:09 pm