Bệnh gút ăn thịt heo được không?

Bệnh gút ăn thịt heo được không? Thịt heo là thực phẩm phổ biến của người Việt, được sử dụng hàng ngày trong các bữa ăn. Với người bị bệnh gút vẫn có thể ăn thịt heo nhưng ăn với mức độ vừa phải theo chỉ dẫn của bác sĩ.
02/02/2018 09:58

Bệnh gút ăn thịt heo được không?

Theo định nghĩa của Hiệp hội chống các bệnh thấp khớp châu Âu: Gút là bệnh lắng đọng các tinh thể muối urat natri trong cơ thể. Người bệnh gút tích lũy quá nhiều muối urat trong cơ thể gây tổn thương tổ chức tại những nơi nó lắng đọng dẫn đến các biến chứng nguy hiểm cho người bệnh.

Bệnh gút thường xuất hiện ở nam giới tuổi trung niên thường xuyên uống rượu bia. Nam giới cũng là đối tượng có tỉ lệ mắc bệnh gút cao hơn phụ nữ. Hiện nay bệnh gút đang có xu hướng tăng mạnh và được gọi là bệnh của người hiện đại.

Bệnh gút thường tạo ra những cơn đau đột ngột, dữ dội, sưng tấy và tổn thương vào sáng sớm. Người bệnh có thể cảm thấy nóng, đau nghiêm trọng ở khớp khi cạm nhẹ. Nếu uống các chất kích thích, ăn thực phẩm nhiều đạm bệnh sẽ xuất hiện nhanh hơn, các khớp chuyển sang sưng đỏ.

Theo các các bác sĩ, bệnh gút có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm cho người. Cơn đau cấp tính thường kéo dài vài ngày. Những cơn đau khớp có thể xảy ra hàng năm hoặc liên tục. Để giảm thiểu các biến chứng của bệnh gút thì việc điều trị bằng thuốc thôi là chưa đủ, người bệnh cần có chế độ ăn uống, sinh hoạt hợp lý.

Empty

Bệnh gút ăn thịt heo được không? Người bị bệnh gút không nên ăn quá nhiều thịt heo

Một câu hỏi đặt ra là: người mắc bệnh gút có được ăn thịt heo không? Thịt heo là thực phẩm phổ biến tại Việt Nam và nhiều quốc gia khác trên thế giới. Lượng tiêu thụ thị heo trên thế giới và ở Việt Nam cực kỳ cao. Trung bình, người Việt có thể ăn từ 3 – 5 bữa thịt lợn mỗi tuần. Như vậy có thể thấy thịt lợn là món ăn không thể thiếu trong thực đơn dinh dưỡng.

Theo các chuyên gia dinh dưỡng, người mắc bệnh gút có thể ăn thịt lợn nhưng chỉ nên ăm với hàm lượng nhỏ. Bởi giống như thịt bò, thịt lợn là một loại thịt đỏ, chứ nhiều dưỡng chất nhưng trong thịt lợi chứa hàm lượng Protid khá cao, nó sẽ làm tăng nồng độ Axit Uric trong máu – đây là nguyên nhân chính gây ra bệnh gút.

Tuy nhiên, người bị bệnh gút cũng không nên kiêng toàn bộ thịt heo hoặc các loại thịt đỏ. Mỗi tuần, người bị bệnh gút có thể ăn từ 2 – 3 bữa thịt lợn với hàm lượng khoảng 200mg mỗi bữa.

Theo các chuyên gia dinh dưỡng, việc không nên kiêng hoàn toàn thịt đỏ là cách giúp cho người bệnh gút được bổ sung hàm lượng vừa đủ chất dinh dưỡng cho cơ thể nhằm hạn chế nguy cơ thiếu chất, suy dinh dưỡng.

Ngoài ra, người mắc bệnh gút cũng không nên ăn các loại thực phẩm chức nhiều purin (trên 150mg/100g) như: óc, gan, bầu dục, cá trích, nước luộc thịt, nấm, xà lách, sò, măng tây… Đặc biệt, tuyệt đối không được uống rượu, bia, cà phê, chè quá 100g/ngày. Với thị lợn sữa, chỉ được ăn 2 – 3 lần/tuần.

Người bị bệnh gút nên ăn gì?

Việc tăng axit uric là hậu quả của hai quá trình tăng sinh tổng hợp axit uric trong ơ thể và giảm bài xuất axit uric qua thận. Với người mắc bệnh gút thì thường kết hợp cả hai hình thức trên là: vừa tăng sinh tổng hợp lại vừa giảm bài tiết axit uric.

Hàm lượng axit uric tăng càng cao thì càng khiến cho người bệnh phải chịu những cơn đau đớn triền miên. Bởi vậy, một thực đơn dinh dưỡng an toàn cho người mắc bệnh gút là vấn đề rất được quan tâm.

Theo chuyên gia dinh dưỡng, người bị bệnh gút nên ăn: nhóm thực phẩm có chứa nhiều chất xơ nói chung như dưa leo, cà chua… giúp làm chậm quá trình chuyển hóa và hấp thụ chất đạm trong cơ thể, giảm thoái hóa biến đậm để tăng sinh năng lượng nên giảm sự hình thành của axit uric.

Bên cạnh đó cũng nên tăng cường ăn thực phẩm có chứa hàm lượng purin cao như hạt ngũ cốc, rau củ, quả bơ, trứng, sữa… Những thực phẩm chứa lượng purin trung bình là: thịt, cá, hải sản, gia cầm, đậu đỗ, cải bó xôi, bông cải.

Empty

Bệnh gút ăn thịt heo được không? Ăn nhiều rau giúp hạn chế sự hình thành và tích tụ axit uric

Các loại đồ uống tốt cho người bệnh gút có thể kể đến là:

-  Nước lọc: mỗi ngày nên uống từ 2,5 – 3 lít nước lọc để giúp tăng cường thải axit uric ra ngoài cơ thể. Tuy nhiên, cũng nên hạn chế uống nước vào tuổi tối để tránh đi tiểu đêm.

- Uống nước chanh: trong nước chanh có chứa nhiều vitamin C có tác dụng giảm hàm lượng axit uric trong cơ thể từ đó giúp ngăn ngừa các cơn đau cấp tính của bệnh gút. Ngoài ra còn giúp thúc đẩy sự hình thành canxi cacbonat – trung hòa axit uric, giảm các triệu chứng bệnh.

- Nước ép dứa: một số nghiên cứu chỉ ra, nước ép dứa có tác dụng giảm đau, giảm sưng và ngăn chặn cơn viêm khớp cấp tính nhờ đường, axit hữu cơ và khoáng chất tốt trong dứa.

Một thực đơn chi tiết cho người mắc bệnh gút là rất cần thiết. Thực đơn mẫu cho người bị mắc bệnh gút cấp tính:

Tổng năng lượng: 1.600 kcal/ngày, cho người nặng 50 kg.

Đạm (protein): 10% tổng năng lượng = 40 g = 160 kcal.

Đường bột: 75% tổng năng lượng = 300 g = 1.200 kcal.

Chất béo: 15% tổng năng lượng = 27g = 240 kcal.

Rau quả ăn tùy ý, nhưng không nên ăn các loại rau như kim chi, cà muối, dưa muối.

comment Bình luận

largeer