Bệnh tổ đỉa có lây không?

Tổ đỉa là một dạng bệnh viêm da đặc biệt ở bàn tay, bàn chân. Bệnh tổ đỉa ảnh hưởng nghiêm trọng đến công việc và chất lượng cuộc sống của người bệnh. Rất may mắn, bệnh tổ đỉa là một trong những căn bệnh ngoài da không lây nhiễm.
20/06/2018 13:05

1. Bệnh tổ đỉa có lây không?

Bệnh tổ đỉa (Dysidrose) là một thể đặc biệt của bệnh chàm, thường khu trú ở lifng bàn tay, bàn chân, rìa các ngón tay hoặc chân. Bệnh tổ đỉa đặc trưng bởi các mụn ngứa lan rộng ở tay và chân.

Thông thường, các mụn nước có kích thước từ 1 – 2mm. Bệnh tổ đỉa lặp đi lặp lại thường gây ra các vết nứt và dày da. Bệnh tổ đỉa thường gặp ở người có độ tuổi từ 20 – 40, nam nữ có tỉ lệ mắc bệnh thương đương nhau.

Nguy cơ mắc bệnh cao hơn ở những người làm công việc liên quan đến hóa chất sinh hoạt, hóa chất công nghiệp như xi măng, xăng dầu, xà phòng… Ngoài ra, những người thường xuyên tiếp xúc với bùn đất, nước bẩn cũng dễ bị mắc bệnh tổ đỉa.

Như đã chia sẻ, bệnh tổ đỉa hình thành các mụn nước ở long bàn tay và bàn chân kèm theo hiện tượng ngứa. Bệnh thường kéo dài từ 2 – 4 tuần, tróc vảy rồi lanh. Thế nhưng bệnh dễ tái phát.

Empty

Bệnh tổ đỉa có lây không? Bệnh tổ đỉa không lây từ người này sang người khác

Bệnh tổ đỉa được các thầy thuốc coi là một loại chàm. Những khác với chàm ở chỗ, tổ đỉa nổi ở long bàn tay, bàn chân và rìa các ngón tay chân còn chàm thì có thể xuất hiện ở bất kỳ một vị trí nào trên da.

Bệnh tổ đỉa xuất hiện do nhiều nguyên nhân khác nhau như: do dị ứng hóa chất công nghiệm; do nhiễm khuẩn trong khi làm việc; do dị ứng với nấm kẽ chân; do tang tiết mồ hôi tay chân liên quan đến dây thần kinh giao cảm. Ngoài ra, những người bị ứng với dung môi, khói thuốc, mạt bụi nhà… cũng dễ bị mắc bệnh.

Một câu hỏi được nhiều người quan tâm: bệnh tổ đỉa có lây từ người này sang người khác không? Theo bác sĩ chuyên khoa, bệnh tổ đỉa không lây từ người này sang người khác.

Bệnh tổ đỉa chỉ có nguy cơ di truyền và lan rộng trên các vùng cơ thể của người bệnh nếu thường xuyên gãi ngứa hoặc có những tác động làm tổn thương da gây viêm loét, nhiễm trùng khiến cho vi khuẩn dễ lây lan sang các khu vực lân cận.

Vậy nên, khi tiếp xúc với người mắc bệnh tổ đỉa chúng ta có thể hoàn toàn yên tâm là bệnh không lây lan từ người này sang người khác. Bệnh tổ đỉa sẽ được điều trị tận gốc nếu người bệnh thực hiện theo đúng phác đồ mà bác sĩ đưa ra.

2. Một số bài thuốc dân gian chữa bệnh tổ đỉa

Khi bị mắc bệnh tổ đỉa, nếu chúng ta càng gãi ngứa, chà xát mạnh thì việc lây nhiễm bệnh sang các vùng da khác là càng cao. Để điều trị tận gốc bệnh tổ đỉa từ lúc mới xuất hiện chúng tôi xin giới thiệu một số bài thuốc chữa bệnh tổ đỉa sau:

  • Chữa bệnh tổ đỉa bằng lá trầu không

Lá trầu không là một dược liệu đông y tốt có khả năng hỗ trợ điều trị nhiều bệnh lý khác nhau. Hơn nữa, lá trầu không có khả năng diệt khuẩn, kháng viêm do đó có tác dụng làm lành vết thương nhanh chóng.

Cách làm như sau:

- Chuẩn bị: 30 lá trầu không, muối; sau đó đem rửa sạch, vò nát cùng 200m nuocs cho vào đun sôi trong khoảng 10 phút.

- Sau đó cho them 1 thìa muối và quấy đều. Dung dịch nước này dung để rửa các ổ viêm tổ đỉa. Mỗi ngày rửa khoảng 2 lần.

- Bên cạnh đó bạn cũng có thể giã nhuyễn lá trầu không và muối rồi chà xát lên vùng da bị tổ đỉa. Như vậy sẽ giúp nhanh khỏi bệnh hơn.

Empty

Bệnh tổ đỉa có lây không? Trầu không là dược liệu tuyệt vời để chữa bệnh tổ đỉa

  • Chữa tổ đỉa bằng sâm biển

Theo nghiên cứu, trong sâm biển có chứa acginin, protein, xystin không chỉ giúp bồi bổ cơ thể mà còn giúp bồi bổ nguyên khí. Theo đông y, khí huyết bị tổn thương là một trong những nguyên nhân gây bệnh tổ đỉa.

Để điều trị bệnh tổ đỉa bằng sâm biển bạn thực hiện như sau:

- Cho sâm biển vào nồi nấu cho đến khi vàng lớp vỏ ngoài rồi đem ra rửa sạch.

- Thái lát mỏng nấu cùng với cháo để ăn hang ngày.

- Bài thuốc này có thể sử dụng cho mọi đối tượng bị tổ đỉa, vì nó an toàn và hiệu quả.

  • Chữa tổ đỉa bằng dây đau xương

Dây đau xương không chỉ là dược liệu dung để chữa một số bệnh về xương khớp mà nó còn là dược liệu có tác dụng tuyệt vời trong việc hỗ trợ, điều trị bệnh tổ đỉa. Cách thực hiện khá đơn giản:

- Bạn chỉ cần cắt một bó dây đau xương, lấy phần than để phơi khô, sao vàng.

- Sau đó đun cho chất thuốc ra hết, để nguội và uống.

- Hoặc cũng có thể sử dụng phần than ngâm với rượu uống hoặc bôi vào vùng da bị tổ đỉa.

Theo các bác sĩ, tổ đỉa không phải bệnh lý đặc biệt nguy hiểm, nhưng nếu không được chữa trị kịp thời sẽ làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến thẩm mỹ. Vậy nên, ngay từ khi phát hiện bệnh cần có phương án điều trị nhanh chóng, kịp thời.

comment Bình luận

largeer