Một số bài thuốc chữa tiểu rắt

Tiểu rắt hay còn gọi là đái rắt là hiện tượng đi đái nhiều lần. Tuy nhiên mỗi lần đi với một lượng ít và sau khi đi thường có cảm giác nước tiểu vẫn còn trong bàng quang chưa ra hết. Triệu chứng này thường gặp ở cả nam và nữ gây ảnh hưởng nhiều đến tâm lý người bệnh.
26/04/2018 23:33

1, Một số nguyên nhân gây tiểu rắt

Tiểu rắt là hiện tượng đi tiểu nhiều lần nhưng mỗi lần đi lượng nước tiểu rất ít và thường có màu vàng đục gây khó chịu cho người bệnh.

Có khá nhiều nguyên nhân gây ra hiện tượng này, nhưng chủ yếu vấn là do vi khuẩn gây viêm. Bệnh gây ảnh hưởng ảnh hưởng rất nhiều đến sức khỏe và tâm lý người bệnh. Do đó, khi thấy cơ thể xuất hiện triệu chứng này thì cần được điều trị ngay để tránh tình trạng chứng bệnh gây ảnh hưởng tới cuộc sống cũng như sinh hoạt hàng ngày.

mot so bai thuoc chua tieu dat

Một số bài thuốc chữa tiểu dắt. Tiểu dắt là tình trạng đi đái nhiều lần nhưng mỗi lần đi với lượng rất ít

Thông thường, khi nước tiểu đầy bàng quang sẽ tạo ra một phản xạ co bóp bàng quang đồng thời mở cơ thắt cổ bàng quang để nước tiểu được tống ra ngoài. Những khi bàng quang bị tổn thương, nhất là vùng cổ bàng quang. Đây là nơi dễ bị kích thích nên khối lượng nước tiểu nhỏ cũng có thể gây ra phản xạ. Tình trạng này dẫn tới hiện tượng tiểu nhiều, tiểu buốt. Những nguyên nhân gây ra hiện tượng này là:

  • Viêm bàng quang, niệu đạo: đối với phụ nữ, bệnh gây ra chủ yếu do tạp khuẩn thường ( Coli, Enterococcus,…), lậu cầu hoắc do Trrichomonas. Bệnh xuất hiện do vệ sinh không sạch sẽ bộ phận sinh dục, đặc biệt là khi giao hợp. Đối với nam giới, thường do lậu cầu hoặc do sỏi bàng quang.
  • Viêm tuyến tiền liệt: Thường gây ra triệu chứng viêm bàng quang và đôi khi có thể bí đái. Người bệnh sẽ đái ra mủ.
  • Phì đại tuyến tiền liệt: Khi tuyến tiền liệt bị phì đại sẽ gây chèn ép bàng quang và niệu đạo. Lúc này sẽ gây ra các triệu chứng về rối loạn đường tiểu như tiểu buốt, tiểu nhiều, tiểu lắt nhắt. Bệnh thường gặp ở nam giới từ trung niên trở lên.
  • Tổn thương thực tràng: Viêm thực tràng, giun kim, ung thư thực tràng.. có thể gây đái rắt. Vì thực tràng và trung tâm điều khiển hoạt động của bàng quang nằm gần nhau.
  • Tổn thương ở bộ phận sinh dục nữ: U xơ tử cung, viêm phần phụ sinh dục… có thể gây đái rắt. Vì những bộ phận này đều nằm cạnh bàng quang, gây kích thích trực tiếp tới bàng quang..

2, Một số bài thuốc chữa tiểu dắt

Bí xanh

Gọt vỏ 2 miếng  bí xanh to tầm bằng chén ăn rồi giã nát và vắt lấy nước. Thêm một chút muối vào rồi dùng nước này để uống.

Hằng ngày bạn cũng có thể ăn bí xanh sống, ăn liền trong mười ngày bệnh sẽ giảm. Nếu không ăn được bí sống có thể luộc bí ăn thường xuyên và uống cả nước càng tốt. Thực hiện cách này trong vòng 10 ngày bệnh tình sẽ thuyên giảm

Sắn dây

Cạo vỏ củ sắn dây và thái ra từng miếng rồi phơi khô, đem sấy cho giòn. Sau đó giã nhỏ, đem đi tán thật mịn và hòa với đường uống.

Sử dụng củ sắn dây này tốt hơn và hiệu quả hơn sử dụng bột sắn dây. Do bột sắn dây đã qua nhiều lần nước lọc. Bạn dùng cách này liên tục từ 10 đến 15 ngày bệnh sẽ khỏi. Nếu không có củ sắn dây sử dụng bột sắn dây thay thế nhưng liệu trình điều trị bệnh sẽ kéo dài hơn.

Da vàng mề gà

Lấy khoảng 20 cái mề gà, lột lấy phần da vàng trong mề gà, rang cho cháy và tán nhỏ mịn, chia làm 4 lần để uống.

Mỗi ngày uống vài lần với nước sôi để nguội. Ngoài ra cần ăn thêm các loại hoa quả như chanh, cam hoặc đậu xanh nấu, trứng gà tươi. Hạn chế và tránh ăn các loại cay nóng như ớt, hạt tiêu…

mot so bai thuoc chua tieu  dat 1

Da vàng mề gà có tác dụng chữa tiểu dắt rất hiệu quả

Bèo cái

Lấy một lượng bèo cái bỏ rễ, lá thài lài, một nắm rễ gianh, lá mã đề mỗi loại 1 lượng vừa đủ và bằng nhau. Sau đó đem rang vàng và úp xuống chỗ đất đã quét sạch, đợi cho nguội. Sau đó đem sắc uống. Uống lúc gần nguội. Khi uống nên pha vào một thìa đường đen (tốt hơn đường trắng) cho dễ uống.

Phượng vĩ thảo

Theo đông y, phượng vĩ thảo hay còn gọi là cỏ phượng vĩ, cỏ seo gà, có tính lạnh vị ngọt nhạt, hơi đắng có tác dụng thanh nhiệt, lương huyết, trị lỵ. Loại thảo dược này thường được dùng để chữa các bệnh như kiết lỵ, táo bón, viêm đường tiết niệu, đái buốt rắt do hiện tượng nóng trong.

Bạn dùng 20-30g phượng vĩ thảo, 550ml nước vo gạo ( dùng nước vo lần thứ 2). Sắc còn 200ml, chia làm 2 làn uống trong ngày. Một liệu trình kéo dài 10-15 ngày.

Mồng tơi

Mồng tơi là loại rau được dùng như mốt món rau rất phổ biến ở nước ta. Mồng tơi có tính lạnh, vị chua ngọt, không độc có tác dụng giải độc, nhuận tràng… Mồng tơi được dùng để chữa tiểu đường, mỡ máu, đái rắt, đái buốt…

Bạn dùng 100g mồng tơi, sắc nước uống hàng ngày thay trà. Uống nước sắc của rau mồng tơi có thể trị bệnh đái rắt.

comment Bình luận

largeer