Thời gian ủ bệnh xoắn khuẩn vàng da bao lâu?

Thời gian ủ bệnh xoắn khuẩn vàng da bao lâu? Vi khuẩn gây bệnh xoắn khuẩn vàng da thường ủ bệnh trong trong từ 2 – 26 ngày, song trung bình khoảng 10 ngày. Đây là một bệnh lý truyền nhiễm lây lan từ động vật sang người có thể gây tử vong nếu không được điều trị kịp thời.
28/03/2018 14:08

Thời gian ủ bệnh xoắn khuẩn vàng da bao lâu?

Theo wiki, xoắn khuẩn vàng da còn được gọi với tên khác là đả cốc hoàng, đạo nhiệt bệnh. Đây là bệnh truyền nhiễm do vi khuẩn hình xoắn ốc leptospira gây ra. Ở Việt Nam bệnh do leptospira thường xảy ra ở nhiều nơi, nhiều địa phương với nhiều ổ dịch lưu hành.

Loại vi khuẩn này có dạng hình xoắn, có khả năng di động, các xoắn khuẩn có nhiều nơi trong tự nhiên, có nhiều loại ký sinh trên cơ thể người và động vật. Một số xoắn khuẩn gây bệnh cho người gồm: Các Treponema; Các Leptospira; Các Borrelia.

Vi khuẩn gây bệnh xoắn khuẩn vàng da có trong nước tiểu, máu và mô của các loài gặm nhấm và gia súc. Con người có thể nhiễm bệnh khi tiếp xúc với các nguồn lây nhiễm bệnh này. Con người cũng có nguy cơ mắc bệnh nếu tiếp xúc với đất ẩm ướt hoặc thảm thực vật bị ô nhiễm nếu có nước tiểu của động vật nhiễm bệnh.

Một số loại động vật có thể lây bệnh xoắn khuẩn vàng da cho con người là: lợn, chó, loài bò sát và lưỡng cư, chuột và các loài gặm nhấm khác. Mt số nghiên cứu chỉ ra, ngay cả các loài vật nuôi và thú hoang d ã cũng có thể mang vi khuẩn xoắn khuẩn và thải vi khuẩn này ra môi trường thông qua đường nước tiểu.

Empty

Thời gian ủ bệnh xoắn khuẩn vàng da bao lâu? Leptospira là vi khuẩn gây bệnh xoắn khuẩn vàng da

Khi xâm nhập vào cơ thể, bệnh phát triển thành 2 giai đoạn: giai đoạn ủ bệnh và giai đoạn lây nhiễm. Thời gian ủ bệnh thường kéo dài từ 2 – 26 ngày, song thời gian ủ bệnh trung bình khoảng 10 ngày. Với những người có sức đề kháng tốt thì thời gian ủ bệnh lâu hơn. Trong thời gian này người bệnh không thấy xuất hiện các triệu chứng bệnh đặc trưng.

Giai đoạn lây nhiễm: đây là khoảng thời gian sau giai đoạn ủ bệnh. Ở giai đoạn này, xoắn khuẩn vàng da có thể lây nhiễm từ người này sang người khác qua đường gián tiếp nước tiểu. Song bệnh lý này không lây truyền trực tiếp từ người sang người.

Thể bệnh không vàng da khởi phát đột ngột giống bệnh cúm với sốt cao, rét run, đau đầu dữ dội, buồn nôn, nôn và đau cơ, nhất là đau cơ bắp chân đùi, lưng, bụng… Ở một số người bệnh xuất hiện tình trạng đau họng, nổi ban, đôi khi sợ ánh sáng, tinh thần hoảng loạn, ho, đau ngực, ho ra máu.

Phần lớn người bệnh không thể phát hiện ra triệu chứng gì trong khoảng 1 tuần. Ở thể nhẹ không có vàng da hoặc không có biểu hiện viêm màng não đến thể lầm sàng cấp tính điển hình, vàng da nặng gọi là hội chứng Weil có thể tử vong.

Biến chứng sang hội chứng Weil có nguy hiểm không?

Những người không được điều trị kịp thời có thể chuyển biến sang thể bệnh nặng gọi là hội chứng Weil. Ngoài các triệu chứng cơ năng ở thể bệnh không vàng da, còn có vàng da, vàng mắt, nước tiểu sẫm màu gần như nước vối và xuất huyết. Thể bệnh này do chủng xoắn khuẩn vàng da xuất huyết gây nên.

Hội chứng Weil có biểu hiện xuất huyết là chảy máu cam, trên da có chấm xuất huyết, ban xuất huyết và mảng huyết thượng thận hoặc xuất huyết dưới màng nhện.

Ngoài ra, hội chứng Weil còn gây ra tình trạng xuất hiện dạ dày nặng. Xuất huyết thượng thận và xuất hiết dưới dưới màng nhện là những biến chứng ít gặp hơn, Song tỉ lệ tử vong lại tăng cao nếu không được điều trị tích cực, kể cả biến pháp chạy thận đối với những trường hợp suy gan thận cấp, rối loạn mạch máu gây xuất huyết hoặc suy hô hấp, rối loạn nhịp tim do viêm cơ tim.

Empty

Thời gian ủ bệnh xoắn khuẩn vàng da bao lâu? Vi khuẩn xoắn khuẩn vàng da lây nhiễm từ động vật sang người có thể dẫn đến biến chứng hội chứng Weil

Cũng giống như các bệnh lý khác, hội chứng Weil do xoắn khuẩn vàng da gây ra cũng có những biểu hiện lâm sàng như: sốt cao 39 – 40 độ C. Sốt thường kéo dài từ 5 – 7 ngày, sau đó khỏi hẳn rồi lại sốt từ 2 – 5 ngày tiếp.

Người bệnh còn xuất hiện tình trạng đau cơ, nhất là ở chân, vùng thắn lưng, đau tự nhiên hoặc đau tăng lên khi sờ, nắn bóp vào cơ bụng chân, mệt lử. Nếu người bệnh xuất hiện hội chứng màng não sẽ cảm thấy đau đầu dữ dội, vật vã, mê sảng, cứng gáy, xuất hiện xung huyết ở màng tiếp hợp nên mắt đỏ và ở da toàn thân đỏ, đôi khi còn phát ban.

Nói chung, ca lâm sàng có 3 thể lâm sàng chủ yếu là viêm gan thận cấp, viêm màng não nước trong và sốt đơn thần. Các chuyên gia tiên lượng bệnh phụ thuộc vào tình trạng viêm gan thận cấp, chảy máu, biến chứng cơ tim và thần kinh.

Trong trường hợp người bệnh mắc hội chứng Weil thì bác sĩ khuyến cáo nên nhập viện ngay và dùng thuốc kháng sinh bằng cách tiêm đường tĩnh mạch cùng các biện pháp hỗ trợ khác. Tuy thuộc vào biểu hiện, triệu chứng và những bộ phận cơ thể mới có phương án điều trị cụ thể.

Để kiểm soát dịch bệnh này không lây lan, người nuôi gia súc cần tiêm phòng cho chúng. Đồng thời dọn dẹp vệ sinh chuồng trại cẩn thận để tránh lây nhiễm. Khi chăm sóc gia súc cần mặc đồ bảo hộ lao động cẩn thận.

comment Bình luận

largeer