Bệnh vảy nến có chữa được không?

Vẩy nến là bệnh ngoài da lành tính, không gây nguy hiểm cho tính mạng nhưng nó phát triển nhanh, dễ tái phát và gây mất thẩm mỹ cho da. Việc chữa khỏi hoàn toàn bệnh vẩy nến còn phụ thuộc vào thời điểm phát hiện bệnh, tình trạng bệnh, chế độ ăn uống, sinh hoạt của người bệnh.
26/06/2018 14:37

1. Bệnh vảy nến có chữa được không?

Vảy nến (Psoriasis) là dạng bệnh tự miễn gây nổi sần và đóng vẩy trên da. Vẩy nến không phải căn bệnh quá nguy hiểm nhưng lại khiến nhiều người cảm thấy tự ti vì làm mất thẩm mỹ da.

Bệnh vẩy nến có ảnh hưởng đến khoảng 4% dân số toàn cầu. Nó thường nằm im trong cơ thể người bệnh cho đến khi được kích hoạt bởi một loạt các yếu tố như lối sống, sinh hoạt, chế độ ăn uống. Bệnh vẩy nến thường xuất hiện ở móng tay, móng chân

Tại Việt Nam, tỷ lệ bệnh nhân mắc bệnh vẩy nến tới điều trị tại các phòng khám da liễu chiếm 3 – 5%. Bệnh chủ yếu xuất hiện ở nam giới trưởng thành, có khuynh hướng phát bệnh từng đợt.

Theo Tiến sĩ Nguyễn Văn Thường – Giám đốc bệnh viện Da liễu Trung ương (Hà Nội), ước tính 1 – 5% dân số Việt Nam mắc bệnh vẩy nến, tương đương ít nhất 1 – 2 triệu người bệnh.

Benh vay nen co chua duoc khong (1) - Copy

Bệnh vảy nến có chữa được không? Hiện chưa có loại thuốc đặc hiệu nào có thể chữa khỏi được bệnh vảy nến

Hiện nay vẫn chưa xác định được nguyên nhân gây bệnh vẩy nến. Mặc dù có một số ý kiến cho rằng, bệnh vẩy nến xuất hiện do một thành phần di truyề cơ bản nào đó, khi được kích hoạt sẽ làm cho hệ thống miễn dịch sản xuất một lượng quá nhiều tế bào da. Như vậy hiện tượng này được gọi là rối loạn tự miễn dịch.

Khi bị mắc bệnh này, câu hỏi nhiều người quan tâm nhất: bệnh vẩy nến có chữa khỏi được không? Trên thực tế, việc điều trị bệnh vẩy nến khá nan giải. Chưa có loại thuốc tây y nào có thể chữa khỏi hoàn toàn được bệnh vẩy nến.  Có một số loại thuốc tây chỉ mới dừng lại ở mức độ làm giảm các triệu chứng, làm bong vảy, bong sừng nhanh nhưng không có khả năng điều trị khỏi và bệnh có thể tái phát sau 1 thời gian.

Mặt khác, nếu người bệnh lạm dụng dùng thuốc tây có thể khiến cho da mất đàn hồi, teo da, tăng nguy cơ bị viêm loét dạ dày, sỏi thận… Đó là lý do mà nhiều người bệnh uống thuốc tây y nhiều năm vẫn không khỏi bệnh.

Tại bệnh viện Da liễu Trung ương cũng tiếp nhận nhiều trường hộp bệnh nhân tự dùng thuốc điều trị vẩy nến dẫn đến các biến chứng như: đỏ da toàn thân, da nổi mụn mủ, khớp dính lại… Một số bị nhiễm độc thuốc dẫn đến suy thận, suy thận nếu không được điều trị kịp thời có thể dẫn đến tử vong.

Mặc dù, vẩy nến không phải là “tứ chứng nan y” song nó rất khó điều trị triệt để. Vì vậy, khi phát hiện mắc bệnh cần đến các bệnh viện da liễu để thăm khám, kiểm tra. Bệnh nhân tránh tự ý dùng thuốc để tránh gặp phải các biến chứng nguy hiểm.

2. Một số cách chữa vẩy nến theo dân gian

Theo các thầy thuốc đông y, một số bài thuốc dân gian từ lá lốt, muối ăn, lá muống trâu… có khả năng hỗ trợ và điều trị bệnh vẩy nến hiệu quả. Dưới đây là một số cách điều trị vẩy nên mà người mới mắc phải có thể áp dụng:

  • Chữa vảy nến bằng lá lốt

Theo nghiên cứu, trong lá lốt có chứa nhiều ancaloit, chất này có khả năng sát khuẩn, chống viêm, ngăn ngừa mụn mủ và các tổn thương do bệnh vẩy nến gây ra trên da.

Cách thực hiện:

- Bạn lấy một nắm lá lốt, rửa sạch, giã nát, pha cung với 50ml nước sôi. Sau đó lọc lấy nước cốt uống mỗi ngày 3 lần.

- Hoặc người bệnh vẩy nến cũng có thể lấy thân, rễ và lá nấu nước để ngâm và rửa lại khu vực da bị vẩy nến vào tối trước khi đi ngủ. Sau đó lấy bã trà sát lên da để làm bong lớp vảy nến hiệu quả.

- Để mang đến hiệu quả điều trị trị thì bạn nên kết hợp cả 2 phương pháp điều trị trên.

Benh vay nen co chua duoc khong (2)

Bệnh vảy nến có chữa được không? Lá lốt có tính sát khuẩn cao nên có khả năng làm bong lớp vảy nến hiệu quả

  • Chữa bệnh vẩy nến bằng muối

Với khả năng sát khuẩn tốt, muối ăn được sử dụng để rửa vết thương, ngăn ngừa viêm họng và được sử dụng trong nhiều bài thuốc dân gian. Với bệnh vẩy nến, muốn ăn có khả năng làm bong vẩy, sát trùng hiệu quả.

Cách thực hiện:

Bạn lấy muối hột pha thành nước tắm. Khi tắm, người bệnh có thể lấy 2 thìa muối pha vào trong chậu hoặc bồn nước tắm. Mỗi tuần tắm bằng nước muối 2 – 3 lần sẽ giúp làm sạch da, giảm ngứa ngáy, chống viêm hiệu quả.  

Chữa vảy nến bằng lá trầu không

  • Chữa vẩy nến bằng lá trầu

Theo nghiên cứu, trong lá trầu được tìm thấy có chứa một lượng lớn các chất alcaloid, kẽm hay canxi. Đây là những chất đóng vai trò quan trọng trong việc tái tạo, phục hồi da, thúc đẩy các tổn thương bên do bệnh vẩy nến gây ra.

Cách sử dụng:

- Bạn lấy khoảng 10 lá trầu to, loại bánh tẻ đem nấu với khoảng 2 lít nước dùng để sát trùng khu vực da bị vẩy nến từ 2 – 3 lần mỗi ngày.

- Hoặc người bệnh cũng có thể lấy 7 lá trầu giã nát lấy nước cốt.Sau đó đem nước lá trầu pha chung với 5 thìa dầu dừa, thoa trực tiếp hỗn hợp lên da. Dầu dừa được ử dụng trong trường hợp này có thể giúp tăng khả năng kháng khuẩn, dưỡng ẩm da hiệu quả.

comment Bình luận

largeer