Bị bong gân có nên bôi mật gấu không?

Bị bong gân có nên bôi mật gấu không? Đây là cách chữa theo dân gian giúp giảm đau và sưng khi bị chân thương. Tuy nhiên, các bác sĩ cho rằng mọi người không nên áp dụng điều này.
13/03/2018 10:50

Bị bong gân có nên bôi mật gấu không?

Bong gân là cách gọi dân gian của tình trạng tổn thương dây chằng ở các khớp. Các vị trí tổn thương thường gặp là ở khớp cổ tay, cổ chân, vai, khuỷu tay.

Biểu hiện khi bong gân là vùng da bị sưng và bím bầm. Nguyên nhân là xuất hiện chảy máu nơi dây chằng bị đứt. Máu chảy ra sẽ là sưng nề vùng khớp bị bong gân. Dấu hiệu bầm tím quanh khớp là do máu tụ lại, vùng bong gân nóng lên và ấn vào sẽ bị đau. Theo quan niệm dân gian, xoa mật gấu sẽ tan được máu tụ và khỏi bệnh.

ThS. Nguyễn Trung Dũng, Khoa Cơ Xương Khớp - bệnh viện ĐH Y Hà Nội cho biết, việc dùng mật gấu, rượu, xoa cao vào nơi bị tổn thương là sai lầm nghiêm trọng vì dùng các chất nóng tác động tại chỗ không thể làm cho tan máu mà còn gây chảy máu mạnh hơn. Do đó, dùng mật gấu và các chất nóng có thể khiến máu tụ nhiều gây hoại tử, thậm chí gây teo cơ, cứng khớp sau này.

bong gan xoa mat gau duoc khong

Bị bong gân có nên bôi mật gấu không? Dùng mật gấu có thể khiến máu tụ nhiều gây hoại tử, thậm chí gây teo cơ, cứng khớp sau này

Cùng quan điểm này, BS Trần Văn Phúc, bệnh viện Xanh Pôn (Hà Nội) cho biết, nhiều người bị chấn thương nhẹ nên chủ quan không đi khám bệnh mà thường xoa bóp mật gấu, đắp lá náng... Kết quả là họ vô tình làm tăng tổn thương, gây biến chứng từ chấn thương nhẹ đến tổn thương mãn tính.

Với tổn thương dây chằng cách điều trị tốt nhất là thực hiện bất động khớp để cho dây chằng có thời gian phục hồi trở lại. Có thể bất động bằng dùng nẹp y tế, dùng băng chun ép nhưng tốt nhất là bất động bằng đắp bột mới đảm bảo được bất động tuyệt đối.

Thời gian bất động trung bình là 4 tuần, với người cao tuổi xương bị lão hóa thì có thể lâu hơn. Sau đó mọi người hãy vận động nhẹ nhàng và sau 8 tuần có thể trở lại sinh hoạt bình thường.

Cách sơ cứu khi bị bong gân

Sau khi bong gân dù nặng hay nhẹ cũng nên chườm lạnh ngay tức thì dù lúc này chườm lạnh làm bệnh nhân hơi khó chịu. Nhưng nếu chúng ta chườm nóng sẽ làm khớp sưng to hơn và rất lâu mới xẹp. chườm lạnh bằng cách dùng nước đá đập thành cục nhỏ, cho vào túi nylon, đặt túi nước đá này lên vùng bong gân sau khi đã phủ lên da một lớp khăn mỏng. Mục tiêu là tránh không cho nước đá tiếp xúc trực tiếp lên da có thể gây bỏng lạnh.

bong gan xoa mat gau duoc khong.png 1

Sau khi bong gân dù nặng hay nhẹ cũng nên chườm lạnh ngay tức 

Chỉ nên hơi căng nhẹ cuộc băng thun, băng theo kiểu lợp ngói nghĩa là lớp băng sau chồng lên 2/3 lớp băng trước. Băng từ ngọn chi đến qua khớp bị bong gân.

Kê cao chi bằng cách nằm gác chân lên gối ôm khoảng 10cm là vừa, nếu ngồi thì chân kê cao ngang hông (khung chậu). Nếu tay thì treo tay vào cổ hay nếu nằm thì tay để trên bụng. hạn chế đi lại chạy nhảy nếu bị bong gân vùng chân nếu không sẽ làm máu dồn xuống chân làm sưng chân.

Nếu bong gân nhẹ bạn có thể áp dụng cách trên, còn cách tốt nhất là sau khi bị chấn thương nên đến bệnh viện để được khám và bác sĩ tư vấn.

comment Bình luận

largeer