Cách trị chảy máu chân răng

Cách trị chảy máu chân răng? Khi bị chảy máu chân răng nếu không tìm ra nguyên nhân cũng như điều trị rất dễ khiến răng bị ê buốt, lung lay... Việc tìm được nguyên nhân cũng như các điều trị sẽ giúp bảo vệ răng thật tốt và đề phòng hậu quả nguy hiểm do chảy máu chân răng gây ra.
11/03/2018 11:59

Nguyên nhân gây chảy máu chân răng

- Do chăm sóc răng miệng không đúng cách: Nếu không vệ sinh răng sạch sẽ, các mảng bám đọng lại trên răng sẽ khiến vi khuẩn phát triển và gây ra nhiều bệnh lý răng miệng.

- Do bệnh nha chu: Bệnh lý nha chu có thể là viêm nướu, nặng hơn là viêm nha chu, lâu ngày nếu không hỗ trợ điều trị răng sẽ lung lay và mất răng.

cach tri chay mau chan rang

Cách trị chảy máu chân răng. Chảy máu chân răng có thể do vệ sinh răng miệng không sạch sẽ hoặc mắc các bệnh lý liên quan

- Do các bệnh về răng miệng:  sâu răng, viêm quanh răng….

- Do các bệnh lý về sức khỏe: bệnh ưa chảy máu, bệnh giảm tiểu cầu, thiếu canxi, thiếu các chất vitamin....

Nguy hại từ việc chảy máu chân răng

Trên thế giới có 60% dân số bị viêm lợi do chảy máu chân răng và biến chứng thành viêm nha chu do không chữa kịp thời. Trong số đó có đến 40% bị gãy rụng răng.

Người bị viêm nha chu có thể sẽ dẫn đến những hệ lụy sau và tiến triển theo chiều hướng nặng dần nếu không được hỗ trợ điều trị.

+ Hôi miệng.

+ Nướu sưng đỏ và chảy máu ngay cả khi không bị tác động.

+ Răng lung lay.

+ Xuất hiện túi mủ ở chân răng.

+ Xuất hiện ổ áp xe răng.

+ Răng gãy rụng.

Cách chữa chảy máu chân răng

Dầu đinh hương

- Công dụng: giảm viêm, kháng khuẩn hiệu quả. Do vậy dầu đinh hương sẽ ngăn ngừa tình trạng chảy máu chân răng, giúp phần lợi bị tổn thương mau lành lại.

- Cách làm:  bôi dầu đinh hương lên quanh khu vực bị chảy máu chân răng, để khoảng 5 phút sau súc miệng sạch với nước.

cach tri chay mau chan rang 1

Cách trị chảy máu chân răng. Dầu đinh hương trị chảy máu chân răng rất tốt

Lô hội

- Công dụng: có tác dụng àm dịu vết thương, giúp vết thương mau lành và chống lại sự tấn công của vi khuẩn hiệu quả.

- Cách làm: Lấy lô hội ép lấy nước, sau đó bôi lên nướu răng. Để khoảng 5 phút rồi súc miệng sạch lại bằng nước lọc. Lặp lại ngày 2 lần sẽ không còn bị chảy máy chân răng nữa.

Lá trà xanh

- Công dụng:  thanh nhiệt, làm mát cơ thể và xoa dịu vùng vết thương. Lá trà xanh tươi còn có thể phá hủy các mảng bám hay liên kết vi khuẩn trong khoang miệng, giúp ngăn ngừa chảy máu chân răng nói riêng và các bệnh răng miệng nói chung.

- Cách làm: Lá trà xanh hãm bằng nước sôi, sau đó hòa thêm 1 thìa mật ông vào cốc nước trà, ngậm khoảng 2 phút rồi uống. Sử dụng lá trà xanh hàng ngày để hạn chế được những vi khuẩn tấn công trong khoang miệng.

Nước muối

- Công dụng: sát trùng vết thương, trị mụn, giải độc cơ thể, giảm căng thẳng…

- Cách thực hiện: Hòa một thìa muối nhỏ với 1 cốc nước ấm. Rồi ngậm nước muối này từ 3 – 5 phút và nhổ ra ngoài, không cần xúc miệng lại với nước trắng. Không nên pha muối quá mặn hoặc quá nhạt sẽ không đem lại hiệu quả cao.

Mật ong

- Công dụng:  kháng khuẩn và điều trị nhiễm trùng.

- Cách thực hiện: Sau khi chải răng sạch, bạn dùng tăm bông chấm vào mật ong và bôi lên vùng lợi hay bị chảy máu. Để nguyên cho đến khi mật ong tan hết trong khoang miệng thì có thể xúc miệng lại bằng nước ấm để vệ sinh.

cach tri chay mau chan rang 2

Cách trị chảy máu chân răng. Mật ong có thể chữa chảy máu chân răng

Trà hoa cúc

- Công dụng: Do tính kháng khuẩn cao mà loại trà này không những giúp hạn chế tối đa chảy máu chân răng mà còn giúp ngăn ngừa tình trạng viêm nướu hiệu quả.

- Cách thực hiện: Rửa sạch hoa cúc tươi rồi giã nhỏ để chắt lấy nước. Sau đó chấm nước hoa cúc này lên phần nướu bị chảy máu. Hoặc bạn cũng có thể pha loãng với nước ấm để uống hàng ngày thay cho nước lọc.

Rau quả tươi

- Công dụng: cung cấp nhiều dưỡng chất có lợi cho cơ thể, đặc biệt là nướu răng.

- Cách thực hiện: ăn thật nhiều rau củ quả tươi hàng ngày, lựa chọn những loại rau quả mềm, dễ nhai hoặc có thể cắt nhỏ ra cho dễ ăn.

Với những cách chữa chảy máu chân răng tại nhà, bạn có thể nhận thấy đặc điểm chung là khá tiết kiệm, nguyên liệu dễ kiếm và cách thực hiện không quá phức tạp. Tuy nhiên, nếu bạn thực hiện không đúng cách, hoặc thực hiện mà không thấy hiệu quả khiến cho tình trạng chảy máu chân răng kéo dài. Do vậy, nếu có bất kỳ hiện tượng xấu nào về răng miệng bạn nên đến gặp nha khoa để được khám và tư vấn điều trị cụ thể.

Chúc bạn nhanh chóng khỏi bệnh và luôn khỏe mạnh!

comment Bình luận

largeer