Bị tiểu đường ăn nho được không?

Nhiều người luôn hiểu lầm, ăn các loại trái cây đều tốt cho bệnh tiểu đường, tuy nhiên có một số loại quả tuyệt đối không nên ăn khi đang mắc căn bệnh này, điển hình là trái nho.
21/06/2018 00:02

Không nên ăn nho khi đang bị tiểu đường

Hiện nay trên thế giới có nhiều loại nho như: nho xanh, nho đỏ, nho đen, nho tím...Mỗi loại đều có công dụng khác nhau trong nhiều lĩnh vực cả về thực phẩm cũng như sức khỏe..Cụ thể như nho tím có công dụng làm đẹp hiệu quả vì có chứa hàm lượng anthocyanin chống lão hóa cho cơ thể. Bên cạnh đó, nho đen có tác dụng làm đen tóc, dưỡng thận ích âm trong khi nho đỏ có lợi cho bệnh nhân bị bệnh tim mạch. Nho xanh có khả năng giải độc hữu hiệu. Tùy thuộc vào nhu cầu của từng người để lựa chọn loại nho phù hợp.

Empty

Bị tiểu đường ăn nho được không? Nho có nhiều tác dụng

Nho có nhiều tác dụng như vậy, tuy nhiên với người mắc bệnh tiểu đường thì nho lại là "kẻ thù" khiến bệnh nặng hơn nếu ăn nó.

Theo nghiên cứu cứ mỗi 100 gam thịt quả nho sẽ chứa 10 đến 12 gam đường gluco và fructose và đây là 2 loại đường dễ bị hấp thụ. Chính vì vậy, căn bệnh tiểu đường sẽ nặng hơn vì việc hấp thụ đường của cơ thể nhanh gấp 2 lần bình thường. Nếu bạn đang mắc căn bệnh tiểu đường thì nên hạn chế ăn nho, ăn càng ít càng tốt.

Bên cạnh đó, lượng đường huyết có chứa trong nho còn được xếp vào danh mục những loại trái cây nên gạch tên trong khẩu phần và chế độ ăn uống của người mắc bệnh tiểu đường. Tuy nhiên, nếu bạn quá yêu thích loại quả này thì vẫn có thể ăn nhưng nên ăn có mức độ và ăn có khoa học để tránh những hậu quả xấu đến sức khỏe.

Những tác dụng khi ăn nho

Trừ bệnh tiểu đường ra thì không thể phủ nhận tác dụng của trái nho đem lại, cụ thể:

Chữa bệnh tim

Đã có nhiều nghiên cứu về việc đưa trái nho vào việc phòng chống và giảm nguy hại của bệnh tim gây ra cho người bệnh.

Nhiều thử nghiện đã cho thấy rằng nước nho rất tốt cho việc ngăn ngừa động mạch bị tắc nghẽn ừ các thức ăn mỡ và béo. Như các bạn đã biết, bệnh tin mạch vành có thể xảy ra khi có tình trạng tụ mỡ thành từng mảng ở các động mạch. Điều này sẽ làm cho việc vận chuyển máu lên tim và lên não bị chững lại và nặng hơn là tắc nghẽn. vì vậy, nhiều trường hợp bị đau tim và đột quỵ là vì đó. Tuy nhiên, chất oxy hóa có trong nho có khả năng chống lại những hiện tượng tích tụ cholesterol bị ôxy hóa hiệu quả.

Empty

Bị tiểu đường ăn nho được không? Nước nho có nhiều vitamin

Ngoài ra, vỏ nho còn có tác dụng chống viêm nhiễm nhờ có hợp chất saponin. Vì vây, bạn nên đưa nước nho hay quả nho tươi vào bữa ăn và chế độ ăn uống của mình.

Ngăn ngừa ung thư

Tác dụng chống ung thư của nho được nhiều người biết đến. Trong mỗi trái nho sẽ có lượng acid caffeic cao, là chất chống ung thư rất công hiệu.

Bê cạnh đó còn có Bioflavonoid, một dưỡng chất khác, giúp cơ thể dễ dàng hấp thụ vitamin C sẽ giúp cho việc duy trì các mô liên kết ở cơ thể hiệu quả hơn. Chất chống oxy hóa sẽ tiêu diệt các tế bào gốc từ đó hạn chế hiện tượng đứt mách máu não cũng như phòng chống ung thư.

Ngăn ngừa virut

Vỏ nho có tác dụng diệt khuẩn và chống virut hiệu quả. Hàm lượng tanin cao nên nho có thể phòng chống những u nhọt.

Lão hóa

Trong trái nho có chứa chất resveratrol oxy hóa tự nhiên nên cực tốt cho tim mạch và chống lão hóa . Ngoài ra, ăn nho sẽ giúp tăng thị lực. Chính vì vậy mà ngày nào bạn cũng nên ăn từ 7 đến 10 quả nho.

Nho rất tốt cho sức khỏe, vì vậy ngay từ bây giờ bạn hãy đưa nho vào bữa ăn hàng ngày trừ một số trường hợp không được ăn nho. Tuy nhiên, việc ăn vừa đủ và khoa học luôn cần thiết để có sức khỏe tốt nhất.

Bị tiểu đường uống trà xanh được không?

Ăn hạt đác có béo không?

comment Bình luận

largeer