Bị tiểu đường uống nước ép dưa hấu được không?
Giá trị dinh dưỡng của dưa hấu
Dưa hấu là loại trái cây giàu chất chống oxy hoá đem lại nhiều lợi ích sức khoẻ. Hơn nữa, dưa hấu còn được coi là nguồn vitamin A và C dồi dào giúp ngăn ngừa sự phát triển của các gốc tự do.
Các chuyên gia nghiên cứu đã chỉ ra rằng, 1 bát dưa hấu hay 1 cốc nước ép dưa hấu có chứa khoảng 24,3% lượng vitamin C và 11,1% lượng vitamin A cần thiết cho một ngày. Với hàm lượng chất lycopene cao, dưa hấu chính là bài thuốc bổ để điều trị nhiều loại ung thư bao gồm: ung thư tiền liệt tuyến, nhũ hoa, nội mạc tử cung, đại tràng, phổi…

Trong một cốc nước ép dưa hấu có chứa khoảng 24,3% lượng vitamin C cần thiết cho một ngày
Một nghiên cứu mới chỉ ra, những người bị polpyp đại tràng có hàm lượng lycopene trong máu thấp hơn 35% so với người không bị polyp, Vậy nên, ăn tăng cường ăn dưa hấu là cách đơn giản nhất giúp cải thiện lycopene trong đại tràng. Đồng thời, dưa hấu còn cung cấp vitamin nhóm B giúp tạo năng lượng tốt cho cơ thể.
Ngoài ra, dưa hấu còn là loại trái cây giúp phục hồi phong độ đàn ông nhanh chóng; giúp giảm cân hiệu quả…
Bị tiểu đường uống nước ép dưa hấu được không?
Một cốc nước ép dưa hấu chứa khoảng 14g carb. Nếu bị bệnh tiểu đường, cần cẩn trọng khi hấp thu carb. Do đó, nếu người bị tiểu đường uống nước ép dưa hấu sẽ phải giảm lượng carb trong các bữa tiếp theo để duy trì độ ổn định của đường huyết. Để duy trì đường huyết trong tầm kiểm soát, nên cung cấp khoảng 40 - 60g carb mỗi bữa trong ngày. Nếu hấp thu ít hơn hoặc nhiều hơn có thể làm ảnh hưởng đến độ ổn định của đường huyết.

Một cốc nước ép dưa hấu có thể cung cấp khoảng 14g carb
Chỉ số đường huyết của dưa hấu là 72 do đó có thể ảnh hưởng tới mức đường huyết của người bị tiểu đường. Nó có thể được tiêu hóa nhanh gây ra những dao động trong mức đường huyết.
Các chuyên gia khuyến cáo, nếu người bị tiểu đường muốn uống nước ép dưa hấu cần kết hợp với các thực phẩm có chỉ số đường huyết thấp để duy trì độ ổn định đường huyết.
Hơn nữa, có thể ăn dưa hấu sau khi lên kế hoạch duy trì bữa ăn một cách cẩn thận dựa trên hàm lượng calo và carbhydrat trong các thực phẩm khác.

Bị tiểu đường uống nước ép dưa hấu được không? Người bị tiểu đường không nên uống nước ép dưa hấu
Một cốc nước ép dưa hấu có thể chứa gần 12g đường, 55 calo và 14g carb. Do đó, có thể uống nước ép dưa hấu cùng các thực phẩm khác có chỉ số đường huyết thấp. Ví dụ, bột yến mạch sẽ giúp duy trì ổn định đường huyết.
Một số tác dụng phụ của nước ép dưa hấu
Dưa hấu hay nước ép dưa hấu có chứa các chất dinh dưỡng tốt cho sức khỏe và cải thiện tình trạng kháng insulin và giảm đau nhức cơ bắp. Ngoài ra, ăn dưa hấu còn có tác dụng tăng cường vitamin, khoáng chất cần thiết cho cơ thể.
Ít ai biết rằng, ăn nhiều dưa hấu gây nguy hiểm cho sức khỏe. Nếu tiêu thụ lượng lơn dưa hấu làm tăng lượng đường trong máu dẫn đến bệnh tiểu đường. Ngoài ra, ăn nhiều dưa hấu còn gây ra một số tác dụng phụ như:
- Rối loạn đường ruột
Dưa hấu giàu lycopene khi đưa quá nhiều trong cơ thể có thể dẫn đến buồn nôn, đầy hơi, tiêu chảy, nôn, khó tiêu, ợ nóng… Triệu chứng này trở nên nghiêm trọng hơn ở người trung và cao tuổi. Do càng già các cơ quan trong cơ thể càng dễ bị suy yếu, lão hóa.

Hấp thu quá nhiều dưa hấu có thể gây rối loạn đường ruột
- Rối loạn tim mạch
Trong dưa hấu chứa hàm lượng cao kali, nếu tiêu thụ quá nhiều dưa hấu khiến lượng kali tăng cao làm suy yếu tim, rối loạn nhịp tim, ngừng tim… Hơn nữa, kali quá cao còn có thể ảnh hưởng đến việc điều khiển hệ thần kinh và hệ cơ.
- Hạ huyết áp
Với những người huyết áp thấp không nên ăn dưa hấu. Bởi ăn nhiều dưa hấu dễ gây hạ huyết áp, nguy hiểm đến tính mạng nhất là trong những tháng mùa hè.
- Ảnh hưởng đến sức khỏe thai phụ
Bà bầu ăn nhiều dưa hấu còn làm tăng lượng đường trong máu dễ gây bệnh tiểu đường. Ngoài ra, ăn dưa hấu nhiều khiến lượng kali tăng cao ảnh hưởng nghiêm trọng đến hệ tim mạch.

Bà bầu ăn quá nhiều dưa hấu sẽ làm lượng đường trong máu tăng cao
- Gây mệt mỏi
Khi ăn quá nhiều dưa hấu khiến lượng nước trong cơ thể tăng cao. Nếu lượng nước này quá cao sẽ bị bài tiết ra ngoài cơ thể dẫn đến tăng khối lượng máu trong cơ thể. Điều này dẫn đến chân trở nên sưng đau, kiệt sức.

- Sản phẩm vì sức khỏe
-
Xác thực truy xuất nguồn gốc - 'thuốc đặc trị' chống hàng giả
Khi nền kinh tế số đang trở thành một trong những trụ cột phát triển của đất nước, thì yêu cầu về tính xác thực, minh bạch và khả năng truy xuất nguồn gốc của hàng hóa không chỉ phục vụ công tác quản lý nhà nước mà còn là điều kiện tiên quyết để nâng cao niềm tin thị trường trong nước và hội nhập quốc tế.July 9 at 8:25 am -
Công tác đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP được chia thành 02 cấp
Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà ký Quyết định số 1489/QĐ-TTg ngày 6/7/2025 sửa đổi, bổ sung một số nội dung Quyết định số 148/QĐ-TTg về việc phê duyệt Bộ tiêu chí và quy trình đánh giá, phân hạng sản phẩm Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP).July 7 at 7:32 am -
Đau họng, ợ hơi, tức ngực: Người đàn ông ngỡ ngàng phát hiện ung thư đại tràng sớm qua nội soi
Người đàn ông 37 tuổi khỏe mạnh bàng hoàng phát hiện có tổn thương nguy cơ ung thư nhờ công nghệ nội soi hiện đại tại Bệnh viện Thu Cúc. Câu chuyện của anh là hồi chuông cảnh tỉnh cho nhiều người trẻ còn đang chủ quan, thờ ơ với sức khỏe tiêu hóa.July 2 at 10:13 am -
Lấy lại nụ cười tự tin với dịch vụ bọc răng sứ tại TCI
Hàng nghìn khách hàng đã tìm lại nụ cười tự tin nhờ dịch vụ bọc răng sứ tại Khoa Răng Hàm Mặt bệnh viện Đa khoa Quốc tế (ĐKQT) Thu Cúc TCI.July 1 at 12:01 pm