Cách chữa cảm cúm nhanh khỏi nhất

Cảm cúm hoặc cúm là một bệnh hô hấp do vi rút gây ra. Cúm rất dễ lây lan, và thường truyền từ người này qua người khác do nước bọt văng ra khi ho hoặc hắt hơi của người bệnh.
01/10/2018 07:45

Bạn cũng có thể lây bệnh cảm cúm khi chạm vào người bệnh thông qua tiếp xúc, ví dụ như bắt tay. Người lớn có thể lây nhiễm bệnh trong 1-2 ngày trước khi xuất hiện triệu chứng và 7 ngày sau khi phát bệnh. Điều này có nghĩa là bạn sẽ truyền siêu vi khuẩn cúm trước cả khi bạn biết mình nhiễm bệnh.

- Thuốc kháng sinh không thể điều trị được bệnh cúm;

- Khoảng 5-20% người Việt mắc bệnh cúm hàng năm;

- Các chuyên ra cho rằng cách tốt nhất để ngăn ngừa cúm là tiêm chủng hàng năm;

- Thuốc chủng ngừa bệnh cúm không thích hợp với một số nhóm người, đặc biệt là những người dị ứng với trứng gà.

- Việc tiêm chủng ngừa cúm là cách bảo vệ cúm tốt nhất;

- Tại Hoa Kỳ, hơn 200.000 người phải nhập viện vì biến chứng cúm mỗi năm, và khoảng 36.000 người được ước tính sẽ chết vì cúm;

- Người ta ước tính rằng, trên toàn cầu có khoảng 250.000 đến 500.000 người chết mỗi năm do cúm;

- Ở các nước công nghiệp, phần lớn các trường hợp tử vong xảy ra ở những người trên 65 tuổi.

 

Bệnh cảm cúm khiến bạn không thoải mái, nhưng hiếm khi nó đe dọa đến tính mạng.

Mọi người thường nhầm lẫn cảm cúm và cảm lạnh, điều đó hoàn toàn bình thường, bởi chúng có chung những triệu chứng như:

- Chảy nước mũi/nghẹt mũi;

- Đau họng;

- Ho.

Để giúp bạn phân biệt chúng, dưới đây là một số triệu chứng của bệnh cúm khác với cảm lạnh là:

- Nhiệt độ cơ thể cao;

- Mồ hôi lạnh và run rẩy;

- Đau đầu;

- Đau khớp và chân tay;

- Mệt mỏi, ...

Ngoài ở, còn một số triệu chứng về tiêu hóa phổ biến hơn ở trẻ em so với người lớn là buồn nôn, nôn, tiêu chảy.

Thông thường, các triệu chứng sẽ kéo dài khoảng 1 tuần. Dù những triệu chứng này biến mất thì bạn vẫn có thể cảm thấy mệt mỏi tiếp trong vài tuần tiếp theo.

Cần lưu ý thêm rằng không phải ai mắc bệnh cúm cũng có tất cả các triệu chứng như vậy, ví dụ bạn có thể bị cúm nhưng chỉ sốt mà không đau đầu.

Thông thường, mệt mỏi là một trong những dấu hiệu sớm nhất của cúm và cảm lạnh. Với bệnh cúm, bạn thường cảm thấy mệt mỏi nhiều hơn hẳn. Các triệu chứng ban đầu khác có thể bao gồm ho, đau họng, sốt, đau người, ớn lạnh và thay đổi trong hệ tiêu hóa.

Vì bệnh cảm cúm do vi rút gây ra, vậy nên thuốc kháng sinh không thể giúp gì trong trường hợp này, trừ khi bệnh cúm dẫn đến một căn bệnh khác do vi khuẩn gây ra.

Thuốc kháng vi rút như oseltamivir (Tamiflu) và zanamivir (Relenza) có thể được kê đơn trong một số trường hợp.

Thuốc giảm đau có thể làm giảm bớt một số triệu chứng như đau đầu và đau cơ thể. Có nhiều loại thuốc giảm đau khác nhau trên thị trường, nhưng quan trọng là bạn phải được những người có chuyên môn chỉ dẫn.

Một số thuốc giảm đau, chẳng hạn như aspirin, không nên dùng cho trẻ dưới 12 tuổi.

Các cá nhân mắc bệnh cúm nên:

- Ở nhà;

- Tránh tiếp xúc với người khác nếu có thể;

- Giữ ấm cơ thể và nghỉ ngơi;

- Uống nhiều nước và chất lỏng tốt như nước ép hoa quả, sinh tố, ...;

- Tránh uống rượu;

- Bỏ thuốc lá;

- Ăn nhiều nếu có thể.

Khi nào thì cần đi khám bác sĩ?

- Khi tuổi thọ cao hoặc có sức đề kháng kém;

- Nhiệt độ cơ thể vẫn cao sau 4-5 ngày;

- Các triệu chứng xấu dần đi;

- Người bệnh cảm thấy cực kì mệt mỏi;

- Bệnh nhân trở nên khó thở và/bị đau ngực.

Trong phần lớn các trường hợp, bệnh cúm không phải là một vấn đề nghiêm trọng, dù nó thật khó chịu. Tuy nhiên, đối với một số trường hợp, cúm có thể gây ra các biến chứng nặng nề, làm suy yếu hệ miễn dịch của người bệnh.

Nguy cơ biến chứng cúm nặng xuất hiện cao hơn ở những người:

- Người lớn trên 65 tuổi;

- Trẻ sơ sinh hoặc trẻ nhỏ;

- Phụ nữ mang thai;

- Người có tiền sử bệnh tim mạch;

- Người có vấn đề về ngực, chẳng hạn như hen suyễn hoặc viêm phế quản;

- Người bị bệnh thận;

- Người bị tiểu đường;

- Người sử dụng steroid;

- Người đang điều trị ung thư;

- Người mắc bệnh mãn tính, có thể giảm chức năng hệ miễn dịch.

 

Một số biến chứng do cúm gây ra bao gồm:

- Viêm phổi do vi khuẩn;

- Mất nước;

- Bệnh mãn tính xấu đi, ví dụ như suy tim sung huyết, hen suyễn, tiểu đường, ..;

- Các vấn đề về xoang và nhiễm trùng tai (thường xảy ra ở trẻ em).

- Rau lá xanh đậm: Là một nguồn vitamin và khoáng chất dồi dào, giúp bổ sung những chất dinh dưỡng cần thiết để đẩy lùi bệnh;

- Chuối: Giàu vitamin C, làm dịu cổ họng đau nhức, cung cấp nhiều năng lượng;

- Nghệ: Chống viêm, kháng khuẩn, đẩy lùi vi rút gây bệnh cảm;

- Tỏi: Chứa vitamin C, selenium giúp kháng khuẩn và đặc trị cảm cúm;

- Gừng: Có công dụng kháng vi rút, giảm ho, giảm tắc nghẽn đường hô hấp;

- Tía tô: Giúp cơ thể tiết mồ hôi, giải độc, đặc biệt là khi nấu với cháo;

- Nước dừa: Tăng cường hệ miễn dịch, chống nhiễm trùng, cung cấp chất điện giải;

- Nước cam: Chứa nhiều viamin C, giảm thời gian mắc bệnh cảm cúm;

- Nước chanh mật ong: Cũng giống như nước cam, chanh mật ong chứa nhiều vitamin C và còn được bổ sung các lợi khuẩn giúp kháng vi rút tự nhiên;

- Trà xanh: Chứa chất chống oxy hóa hàm lượng cao, dễ dàng tiêu diệt vi rút gây cúm;

- Khoai lang: Tăng cường sức đề kháng bằng vitamin D và bổ sung năng lượng;

- Canh gà: Giúp giảm sung huyết ở đường hồ hấp, giảm tình trạng sổ mũi với carnosine;

- Thịt bò: Bổ sung nhiều kẽm, hỗ trợ hệ miễn dịch, giúp chống lại nhiễm trùng;

Có hai loại chủng ngừa: tiêm phòng cúm và vắc xin cúm dạng xịt mũi:

- Vắc xin dạng tiêm: Tiêm trực tiếp vào cơ thể, thường là ở cánh tay, được dùng cho trẻ trên 6 tháng tuổi, kể cả người khỏe mạnh hay mắc bệnh mãn tính.

- Vắc xin dạng xịt mũi: Được chế tạo bởi các vi rút cúm sống và suy yếu, không có khả năng gây bệnh.

Sống khỏe là liều thuốc phòng và chống bách bệnh. Xây dựng cho mình những thói quen sinh hoạt tốt sẽ giúp ích cho sức khỏe của bạn rất nhiều.

- Thường xuyên luyện tập thể dục thể thao: Ngoài ra, yoga hay những bài tập dưỡng sinh cũng tăng cường sức khỏe hiệu quả;

- Vệ sinh cá nhân sạch sẽ: Rửa tay, súc miệng và tắm rửa thường xuyên giúp hạn chế việc lây lan bệnh, đặc biệt là sau khi tiếp xúc người bệnh;

- Bố sung vitamin: Vitamin C và các khoáng chất thiết yếu luôn đóng vai trò quan trọng trong việc giúp hệ tiêu hóa khỏe mạnh.

comment Bình luận

largeer