Cách điều trị dứt điểm bệnh chân tay miệng ở trẻ em

Mùa hè là mùa mà bệnh chân tay miệng thường xuất hiện, đặc biệt là chúng ta thường gặp bệnh này ở trẻ em. Với những gia đình có con đang bị chân tay miệng thì hãy xem gợi ý về cách điều trị dứt điểm bệnh chân tay miệng ở trẻ em qua bài viết này nhé.
30/10/2018 19:00

Cách điều trị dứt điểm bệnh chân tay miệng ở trẻ như thế nào?

Có thể nói, bệnh chân tay miệng là một căn bệnh khá lành tính bởi chúng có thể tự khỏi trong vòng 7 – 10 ngày đối với những trường hợp nhẹ. Còn với một số trường hợp do ev71 gây ra thì có thể gây tử vong nhanh chóng nếu không được điều trị đúng cách và kịp thời. Tuy nhiên để điều trị dứt điểm được căn bệnh này trước hết bố mẹ cần phải tuân thủ một vài nguyên tắc sau:

benh-tay-chan-mieng-o-tre

Điều trị dứt điểm bệnh chân tay miệng ở trẻ em theo chỉ định của bác sĩ

  • Trước hết nếu trẻ mới có dấu hiệu như sốt, phát ban, nổi mụn nước ở tay hoặc có thể kèm theo loét miệng thì bạn có thể hoàn toàn điệu trị tại nhà bằng cách sùng paracetamol và phenobarbital để hạ sốt giảm đau. Nhưng nếu sử dụng loại thuốc này mà không thấy trẻ hạ sốt thì có thể dùng thuốc ibuprofen uống cách nhau 6 tiếng đồng hồ. Do trẻ có thể sốt và đi ngoài nên cần mua cả nước điện giải để cho trẻ uống hoặc cho uống nhiều nước lọc. Sử dụng thêm các dung dịch sát khuẩn như xanhmethylen, milian… và niêm mạc như zytee, kamistad sử dụng cho những vết loét. Với những vết loét trong miệng có thể sử dụng các dung dịch súc miệng như gel lidocaine, xịt miệng benzydamine hoặc có thể sử dụng nước muối sinh lý để súc miệng hàng ngày, nhất là sau mỗi lần trẻ ăn uống. Với những loại thuốc này, khi mua thì các bạn nên tham khảo và hỏi kỹ cách sử dụng đối với trẻ. Vì tùy từng độ tuổi mà sẽ có liệu lượng và cách sử dụng không giống nhau.
cach-chua-benh-tay-chan-mieng1

Điều trị dứt điểm bệnh chân tay miệng ở trẻ em đúng cách

  • Khi thấy có những dấu hiệu nặng lên thì phải cho trẻ đi khám ngay lập tức. Để được các bác sĩ tư vấn, kê đơn thuốc. Sau khi được chỉ định sử dụng thuốc thì phải tuân thủ đúng theo hướng dẫn của bác sĩ, cho trẻ uống thuốc hay bôi thuốc đều đặn, đúng giờ. Không tự ý mua thêm thuốc uống và thuốc bôi.
  • Bên cạnh việc sử dụng thuốc thì cha mẹ cần phải cách ly con mình để tránh lây nhiễm cho những người xung quanh bằng cách không cho con tiếp xúc với bên ngoài trong 2 tuần đầu, không sử dụng chung đồ dùng với con, từ khăn mặt, bàn chải đánh răng, ăn chung thìa… kể cả quần áo của trẻ cũng không được giặt chung, mà phải được ngâm bằng dung dịch cloramin b 2% hoặc các dung dịch khử khuẩn khác trước khi giặt.
  • Để hỗ trợ cho việc điều trị bệnh tay chân miệng ở trẻ mau chóng khỏi hơn thì các cha mẹ cũng nên cho trẻ ăn uống phải đảm bảo đầy đủ các chất dinh dưỡng như đạm, tinh bột, vitamin, và khoáng chất.

Hy vọng với những chia sẻ trong bài viết “cách điều trị dứt điểm bệnh chân tay miệng ở trẻ em” sẽ giúp ích thật nhiều cho các bậc phụ huynh có con bị tay chân miệng.

comment Bình luận

largeer