Cách làm 3 món dưa muối tránh ngán trong dịp Tết nguyên đán

 Cách làm 3 món dưa muối tránh ngán trong dịp Tết nguyên đán. Dưa hành, dưa cải muối chua, dưa kiệu là 3 món ăn không thể thiếu trong dịp Tết nguyên đán của mỗi gia đình. Cách làm dưa muối đơn giản dưới đây sẽ trở thành cẩm nang nấu ăn mà tất cả các bà nội trợ đều cần.
02/01/2018 08:51

Cách làm dưa hành

Dưa hành là một trong những món ăn không thể thiếu trong dịp Tết cổ truyền của người Việt Nam. Dưa hành muối đơn giản nhưng lại tạo ra hương vị thơm ngon và chống ngán hiệu quả.

Theo Lương y Hoàng Gia Trí, dưa hành có tác dụng tuyệt vời vì nó là loại củ có tính chất cay, ấm. Khi ăn vào rất có lợi cho hệ tiêu hóa giúp cơ thể ấm lên. Vì thế người dân Việt thường ăn dưa hành kèm bánh chưng để tránh đầy bụng, dễ tiêu hóa, chống ngáy với những món ăn nhiều dầu mỡ.

Tiến hành muối dưa hành:

  • Nguyên liệu: 300g củ hành tươi trắng; 200ml giấm ăn; 100ml nước lọc; 50g đường; 40g muối; nước vo gạo.
Empty

Cách làm 3 món dưa muối tránh ngán trong dịp Tết nguyên đán, hành rất dễ muối và không sợ bị khú như dưa cải

  • Thực hiện:

Bước 1: Mua củ hành hoa tươi, to, đều củ về; cắt bỏ phần lá xanh, lấy nguyên phần củ trắng. Cho củ hành vào ngâm trong nước vo gạo để qua 1 đêm.

Bước 2: Sáng hôm sau vớt hành ra, gọt sạch vỏ bên ngoài, rửa qua bằng nước sạch. Tiếp đó hòa 20g muối với 1,5 lít nước sôi để nguội.

Bước 3:Tiến hành nấu nước giấm: cho 200ml dấm, 100ml nước, 50g đường, 20g muối vào nồi đun sôi. Khi đường tan hết thì tắt bếp

Để nguội. Tiếp đó xếp hành vào lọ, dùng tăm hay quy tre để trèn lên trân mặt trước khi đổ nước để hành không bị nổi trên mặt nước.

Bước 4: Đậy kín nắp lọ dưa hành để từ 3 – 4 ngày là có thể dùng được. Trong điều kiện thời tiết nóng như miền Nam thì chỉ cần để 2 ngày là ăn được.

Cách làm dưa cải muối chua

Dưa cải muối chua cũng là một món ăn được người Việt cực kỳ ưa chuộng vào dịp Tết nguyên đán. Ngoài tác dụng chống ngán, dưa cải muối chua còn sở hữu nhiều tác dụng tốt cho sức khỏe mà ít người biết như: tăng cường hệ miễn dịch, hỗ trợ tiêu hóa, tạo cảm giác ngon miệng, kích thích tiêu hóa, cung cấp vitamin, giúp hấp thụ khoáng chất tốt hơn.

Tiến hành muối dưa cải:

  • Nguyên liệu: 4 cây bẹ xanh loại lớn; 100g hành tím; 100g hành lá; 5 tiêu; 3 – 5 quả ớt; gia vị gồm: muối, đường, giấm gạo;
Empty

Cách làm 3 món dưa muối tránh ngán trong dịp Tết nguyên đán, để dưa muối không bị khú khi ăn bạn không nên cho đũa có dính dầu mỡ vào gắp dưa

  • Hướng dẫn cách muối:

Bước 1: Sơ chế cải bẹ xanh: đây là khâu cực kỳ quan trọng bởi nó ảnh hưởng đến mức độ ngon và chất lượng của rau cải sau khi muối chua. Khi sơ chế, bạn cần tách bỏ từng bẹ cải ra, bỏ hết gốc rễ sau đó rửa thật sạch. Nên rửa từng bẹ cải dưới vòi nước mạnh để sạch vi khuẩn.

Nên phơi cải bẹ dưới trời nắng 1 ngày để cải héo bớt sẽ tạo độ dai và giòn hơn. Cuối cùng mang cắt thành khúc vừa ăn.

Bước 2: Muối rau cải

Người muối sử dụng nước đun sôi để nguội âm ấm khoảng 1,2 lít nước. Sau đó cho 40g muối và 40g đường vào khuấy tan. Sau khi pha xong thấy nước có vị lợ lợ là được.

Tiếp đó, bạn bỏ cải bẹ đã sắt khúc vào trong lọ thủy tinh, đổ nước ngập mặt cải. Bạn nên cho phần cậng cải xuống dưới, lá cải lên trên. Sau đó cho thêm lá hành, ớt, hành tím vào.

Sau cùng, bạn dùng vỉ nhựa hoặc vỉ tre đậy trên mặt rau cải để chúng không nổi trên mặt nước. Bạn để lọ cải muối khoảng 2 – 3 ngày là ăn được.

Cách làm dưa kiệu

Giống như dưa hành, dưa cải, củ kiệu muối cũng là một trong những món ăn cực kỳ được ưa chuộng vào dịp Tết nguyên đán. Theo y học cổ truyền, củ kiệu có vị cay, đắng, tính ấm. Ăn củ kiệu có tác dụng thông hoạt lợi, thông dương, kết tán, hành khí, giảm đau, làm ấm bụng. Ngoài ra, ăn củ kiệu còn có tác dụng chữa viêm mũi mãn tính, chữa đau bụng, sưng cơ bắp…

Hướng dẫn cách muối củ kiệu:

  • Nguyên liệu: 1kg củ kiệu; 1 ít tro bếp; 500g đường; 2 thìa đường trắng; 2 muỗng canh muối hột; giấm trắng; cục phèn chua; 1 củ tỏi.
  • Tiến hành muối củ kiệu:

Bước 1: Sơ chế trước khi muối

Bạn tiến hành hòa tan tro bếp với nước, thả củ kiệu đã cắt lá vào ngâm qua đêm. Nếu bạn không có tro thì ngâm muối. Khi ngâm với muối, bạn chỉ cần ngâm từ 3 – 4 tiếng để kiệu không bị ngấm mặn từ muối.

Empty

Cách làm 3 món dưa muối tránh ngán trong dịp Tết nguyên đán, kiệu là loại dưa muối để được lâu nhất

Sau khi ngâm đã đủ thời gian, bạn vớt kiệu ra, cắt phần rễ và đuôi. Bạn không nên cắt phần đuôi quá sâu nếu không kiệu sẽ ngấm nước mà mất đi độ giòn của kiệu. Sau đó bạn đem ngâm kiệu vời nước muối hoặc có thể ngâm với nước đá sẽ giòn hơn.

Sau đó, bạn vớt kiệu ra rửa qua với nước cho sạch. Pha nước phèn chua cho kiệu đã rửa vào. Đem phơi năng 1 ngày để cho hơi héo. Sau khi phơi xong  sơ chế lại lần nữa.

Bước 2: Ngâm kiệu: muốn ngâm củ kiệu giòn và ăn được lâu ngày thì bạn có thể cho đường vào trộn đều với kiệu. Sau đó cho kiệu vào hũ đậy nắp lại ngâm từ 7 – 14 ngày. Đây là cách làm kiệu chua một cách tự nhiên và giữ được lâu nhất.

Sau khi vớt kiệu ra, nấu giấm cho sôi rồi để nguội. Tiếp đó cho ít kiệu ngâm đường vào ngâm. Bước này giúp kiệu nhanh chua hơn, có vị chua đỡ ngán trong ngày Tết. Nếu không thích mùi giấm, bạn có thể bỏ qua công đoạn ngâm đường từ 7 – 14 ngày.

Để kiệu có vị giòn giòn và thấm đều, mọi người nên chọn củ kiệu nhỏ để khi muối kiệu thấm nhanh, giòn hơn.

Hy vọng 3 cách muối dưa trên sẽ giúp bạn và cả gia đình có ngày Tết nguyên đán ấm áp và không lo đầy bụng vì thực phẩm nhiều giàu mỡ.

comment Bình luận

largeer