Cách làm bánh trôi ngũ sắc thơm ngon từ màu tự nhiên

Bánh trôi là món ăn truyền thống được chuẩn bị trong ngày Tết Hàn thực 3/3. Song làm bánh trôi ngũ sắc là sự sáng tạo của người Việt để cúng gia tiên với ý nghĩa con cháu tưởng nhớ về tổ tiên, nguồn cội.
17/04/2018 09:24

Bánh trôi ngũ sắc là gì?

Bánh trôi – bánh chay, xuất phát từ bánh của người Trung Quốc, có hai loại bánh cổ truyền tại miền Bắc Bắc Việt Nam. Hai loại bánh này thường đi cùng với nhau và được làm trong ngày Tết Hàn thực 3/3 âm lịch hàng năm. Người dân Việt Nam còn gọi ngày này với tên khác là “ngày bánh trôi bánh chay).

Thông thường, bánh trôi sẽ có màu trắng vì được làm từ bột gạo nếp lẫn gạo tẻ. Còn bánh trôi ngũ sắc là loại bánh có 5 màu. Mỗi ngày của bánh trôi được pha bởi một loại nguyên liệu khác nhau.

Bánh trôi màu xanh được pha bằng nước lá dứa nếp; bánh trôi màu đỏ được pha màu từ thịt gấc; bánh trôi màu vàng được pha màu từ trái chanh dây; bánh trôi màu tím được pha màu từ lá cẩm tím; cuối cùng là bánh trôi màu trắng được giữ nguyên màu sắc của bột gạo nếp pha lẫn gạo tẻ.

Không phải bỗng dưng món bánh trôi – bánh trôi ngũ sắc được làm trong ngày Tết Hàn thực 3/3 âm lịch. Tương truyền rằng, nguồn gốc, ý nghĩa của ngày Tết Hàn thực bắt nguồn từ một điển tích của người Trung Quốc và vẫn lưu truyền rộng rãi trong nhân thế cho đến ngày nay.

Cach lam banh troi ngu sac thom ngon tu mau tu nhien (1)

Cách làm bánh trôi ngũ sắc thơm ngon từ màu tự nhiên. Bánh trôi là món ăn truyền thống trong ngày 3/3 âm lịch

Theo tiếng Hán, “Hàn” có nghĩa là lạnh, “thực” là ăn, “Tết Hàn thực” có nghĩa tết của đồ ăn lạnh. Tết Hàn thực có nguồn gốc từ thời Xuân Thu, Trung Quốc. Người Trung Quốc, lưu truyền câu chuyện kể về vua Tấn Văn Công của nước Tấn, gặp loạn nên phải bỏ nước lưu vong.

Bên cạnh nhà vua luôn có người hiện sĩ là Giới Tử Thôi hiến kế giúp đỡ. Một hôm, do lương thực hết, Giới Tử Thôi phải lén cắt một miếng thịt đùi của mình nấu dâng vua ăn. Khi nhà vua biết chuyện hết lòng cảm kích.

Giới Tử Thôi phò vua 19 năm với nhiều công lao quan trọng. Nhưng khi vua Tấn Văn Công giành được vương quyền về làm vua nước Tấn, phong thưởng cho nhiều người nhưng lại quên mất Giới Tử Thôi. Giới Tử Thôi không dám oán giận. Ông liền đưa mẹ về núi Điền Sơn ở Ẩn. Vua Tấn Văn Công nhiều lần đi tìm Giới Tử Thôi về ban thưởng nhưng ông không chịu. Để thúc ép Giới Tử Thôi nhà vua đã hạ lệnh đốt rừng ép ông về. Không ngờ, Tử Thôi quyết chí hai mẹ con cùng chịu chết trong cháy.

Sau đó nhà vua hối hận đã lập miếu thờ Giới Tử Thôi. Hàng năm đến ngày 3/3 (ngày chết cháy của 2 mẹ con) cấm dùng lửa nấu ăn, ngay cả việc cúng cũng phải làm từ hôm trước. Từ đó ngày này được gọi là Tết Hàn Thực.

Mặc dù Tết Hàn thực có xuất phát từ Trung Quốc nhưng Tết Hàn thực của người Việt vẫn có những đặc điểm riêng biệt. Vào ngày 3/3 âm lịch, người Việt nấu đồ ăn chín để nguội và dâng lên tổ tiên với tấm lòng thánh kính nhằm tưởng nhớ công ơn dưỡng dục của những người đã khuất.

Hơn nữa, ngày Tết Hàn thực của người Việt không kiêng lửa mà vẫn nấu nướng bình thường. Đặc biệt, người Việt còn sáng tạo ra món bánh trôi, bánh chay có ý nghĩa tượng trưng cho đó là những thức ăn nguội – Hàn thực.

Tết Hàn thực của người Việt chủ yếu mang ý nghĩa hướng về cội nguồn. Chẳng hạn người Việt có lệ dâng bánh trôi, bánh trôi ngũ sắc lễ Hai Bà Trưng vào ngày 6/3 ở Hà Nội; Hay ngày giỗ tổ Hùng Vương 10/3 người Việt từ khắp nơi về đền Hùng Phú Thọ thắp hương và dâng lễ cúng bằng những đĩa bánh trôi ngũ sắc…

Empty

Bánh trôi ngũ sắc

Ngoài ra, dân gian Việt Nam cũng tương truyền câu chuyện, khi nói về bánh trôi tức là nhắc đến sự tích “bọc trăm trứng” của mẹ Âu Cơ. Bánh trôi tượng trưng cho 50 quả trứng nở thành 50 người con theo mẹ lên rừng. Bánh chay tượng trưng cho 50 quả trứng nở thành 50 người con theo cha xuống biển.

Nhằm làm phong phú hơn món bánh trôi trong ngày Tết Hàn thực, người dân Việt Nam còn sáng tạo ra món bánh trôi ngũ sắc. Bánh trôi ngũ sắc biểu tượng của sự phong phú, hòa hợp trời đất…

Cách làm bánh trôi ngũ sắc thơm ngon từ màu tự nhiên

Người Việt thường làm bánh trôi bằng gạo nếp lẫn gạo tẻ, đường phèn, nước hoa bưởi, dừa nạo, vừng. Với  bánh trôi ngũ sắc thì có thêm một số nguyên liệu tạo màu như lá dứa nếp, gấc, chanh leo, lá cẩm tím…

Bánh trôi ngũ sắc thường được nặn thành viên nhỏ có vỏ bên ngoài, nhân đường đỏ bên trong. Khi làm xong thẻ vào nồi nước sôi, khi nào bánh nổi lên mặt nước là chín rồi vớt ra.

Để làm được món bánh trôi ngũ sắc, các bạn cần thực hiện theo một số bước sau:

Nguyên liệu:

- Bột bánh: Người miền Bắc sẽ dùng bột khô với tỉ lệ 400g bột nếp và 100g bột gạo tẻ.

- Đường phèn: loại đường làm bánh trôi, đã được cắt nhỏ tương đương với hạt lựu.

Empty

Các nguyên liệu làm bánh trôi ngũ sắc cần chuẩn bị

- Các nguyên liệu tạo màu vỏ bánh gồm: 1 bó lá dứa nếp; 100g thịt gấc; 1 trái chanh leo; 100g lá cẩm tím.

- Nguyên liệu khác: vừng trắng, dừa nạo, rượu trắng, muối, dầu ăn.

Các bước làm bánh trôi ngũ sắc:

Bước 1: chuẩn bị tạo màu vỏ bánh trôi ngũ sắc

- Lá cẩm tím: rửa sạch, cho vào nồi đun với 200ml nước, sôi kỹ trong khoảng 5 phút, lọc lấy phần nước trong.

- Là dứa nếp: rửa sạch, cắt nhỏ, cho vào xay hoặc giã tay sau đó cho thêm một ít nước, lọc bã lấy nước trong.

- Gấc: bổ đôi, lấy khoảng 100g thịt gấc, bỏ hạt, trộn với một chút rượu trắng.

- Chanh leo: bổ đôi, lọc lấy nước, bỏ hạt và màng.

Empty

Bước 2: Chuẩn bị vỏ bánh trôi

- Cho bột nếp và bột tẻ thêm một tý muối là bát lớn trộn đều, chia thành 5 phần. Lấy riêng từng phần bột cho vào các tô khác nhau, sau đó cho nguyên liệu tạo màu đã chuẩn bị vào trộn đều.

- Điều chỉnh lượng nước sao cho bột mềm, dẻo, không dính. Sau đó dùng màng bọc thực phẩm bọc kín khoảng 1 tiếng.

Empty

Bước 3: Nặn bánh

- Vo viên bột thành những viên nhỏ vừa ăn, ấn dẹp giữa để bỏ nhân đường đỏ vào, sau đó vo tròn lại. Chú ý vo cho thật kín không để được lộ ra ngoài để tránh khí xâm nhập khi luộc bánh.

- Tuy nhiên, không nên vo quá kỹ vì bột sẽ mềm và dễ bị chảy nước.

Empty

Bước 4: Luộc bánh

- Chuẩn bị một nồi nước sôi lớn. Khi nước đã sôi thì vặn nhỏ lửa, từ từ thả các loại bánh màu sắc vào.

- Khi bánh nổi lên tức là báh đã chín. Sử dụng muôi lỗ để với bánh ra.

Empty

Bước 5: Ngâm bánh

- Chuẩn bị một bát nước đun sôi để nguội, khi vớt bánh từ nồi nước sôi thì chuyển bánh sang ngay bát nước nguội. Việc này giúp bánh không dị dính và giữ được hình dạng ban đầu.

- Khi bánh đã nguội thì vớt ra đĩa, chắt phần nước đọng dưới đĩa đi.

Empty

- Sau đó lấy vừng đã rang rắc lên mặt đĩa bánh trôi.

- Tiếp đó rắc thêm dừa tươi đã nạo sợi lên trên mặt bánh.

Cach lam banh troi ngu sac thom ngon tu mau tu nhien (10)

Cách làm này được thực hiện tương tự đối với các loại bánh ngũ sắc có vỏ chanh leo, vỏ lá dứa, vỏ lá cẩm, bánh trôi trắng truyền thống.

comment Bình luận

largeer