Cách phân biệt cà phê nguyên chất và cà phê giả
Cà phê là thức uống giúp bạn tỉnh táo hơn khi bắt đầu một ngày mới. Cà phê nguyên chất còn là sự lựa chọn tinh tế nhất cho mỗi dịp Tết đến xuân về, là món quà rất ý nghĩa. Nhưng làm sao để chọn lựa được cho mình những hạt cà phê nguyên chất. hãy cùng chúng tôi phân biệt được cà phê nguyên chất và cà phê giả ở bài viết dưới đây nhé!
Phân biệt bột cà phê trước khi pha
Phân biệt qua bột cà phê
Cà phê giả thường được làm từ bột hạt đậu nành và hạt bắp. Do vậy nhìn vào bột cà phê bạn cũng có thể phân biệt được đâu là bột cà phê thật và bột cà phê bị pha lẫn tạp chất.
Cách phân biệt cà phê nguyên chất và cà phê giả. Bột cà phê thật có khối lượng riêng lớn, tơi xốp và khô hợp bột cà phê giả
Khối lượng của bột cà phê rang bao giờ cũng lớn hơn khối lượng của bột cảu hạt đậu nành và hạt ngô rang.
Hạt cà phê có một đặc điểm là khi rang lên ở một nhiệt độ nhất định bột sẽ nở ra. Lúc này thể tích cà phê có thể tăng từ 1,5-2 lần và trọng lượng giảm từ 20-30%.
Bởi vậy bột cà phê thật luôn có khối lượng riêng thấp hơn các bột ngũ cốc khác. Cũng vì vậy mà so sánh thì 1kg bột cà phê nguyên chất luôn lớn hơn thể tích của bột các loại ngũ cốc rang.
Do vậy khi mua cà phê, bạn cầm 2 bịch cà phê có trọng lượng bằng nhau. Nếu bịch nào nhiều hơn, đầy hơn, to hơn, khối lượng riêng bên trong nhiều hơn thì đó là bịch chứa nhiều cà phê hơn.
Phân biệt qua độc xốp của cà phê
Bột cà phê nguyên chất rất nhẹ và có độ xốp hơn, tơi và rời. Trong khi đó bột ngũ cốc lại dính và ít bong hơn.
Bạn có thể thử cà phê với nước, múc bột cà phê thả vào cốc nước. Nếu là bột cà phê nguyên chất thì nó xốp nhẹ, có khối lượng riêng thấp nên có khuynh hướng nổi lên trên. Còn bột các hạt ngủ cốc khác có khối lượng riêng lớn hơn , nên chìm xuống nhanh hơn.
Ngoài ra hạt cà phê rang rất giòn, có cấu trúc sợi cellulose đồng đều, dễ vỡ và vỡ đều trong cối xay. Do vậy bột cà phê xay ra có độ xốp và mịn tương đối đồng đều. Còn các loại bột từ hạt ngũ cốc thì lại có độ mịn không đồng đều nên không tơi xốp như bột cà phê nguyên chất.
Độ ẩm của bột cà phê
Bột cà phê thật ít ngậm nước nên độ ẩm của nó khá thấp. Còn các loại bột ngũ cốc thường giữ nước nên có độ ẩm cao hơn. Do vậy khi tạo mùi thơm cho hạt ngũ cốc, các nhà sản xuất sẽ phun hương liệu cà phê tổng hợp lên để tạo mùi.
Do đó mà bột cà phê pha tạp không nguyên chất sẽ có vẻ ẩm ướt, thậm chí là vón cục nếu được tẩm nhiều caramen tạo màu.
Còn bột cà phê thật thì lúc nào cũng tơi xốp và rất khô.
Cách phân biệt cà phê nguyên chất và cà phê giả. Cà phê nguyên chất có bột màu nâu đậm, tơi xốp và rất khô
Phân biệt qua màu của bột cà phê
Khi cà phê được rang đến độ thích hợp sẽ có màu nâu đậm. Còn nếu hạt cà phê rang chưa đến nhiệt độ và thời gian nổ lần 1 thì bột có màu vàng sáng vị chua, và mùi nồng.
Còn hạt bắp rang để độn vào cà phê thường có màu đen đậm. Do thói quen người uống cà phê đòi hỏi ly cà phê có màu đen nên bột bắp rang được dùng để nhuộm ly cà phê.
Hạt đậu nành rang và xay ra bột lại có màu nâu đậm đục, ngã vàng đục. Màu này hoàn toàn không giống màu nâu đậm của bột cà phê thật.
Do vậy khi mua cà phê, nếu thấy có màu nâu đậm ngả vàng, thể tích nhỏ nhưng cầm nặng tay thì bịch đó chứa tỷ lệ đậu nhiều.
Còn bịch nào có màu đen thui cùng thể tích nhỏ thì lại được trộn nhiều bắp.
Phân biệt qua mùi bột cà phê
Cà phê nguyên chất luôn có mùi rất đặc trưng của cà phê. Nếu tinh tế bạn có thể ngửi thấy cà phê trộn nhiều bột bắp và đậu có mùi hơi tanh. Bột đậu nành có mùi gắt, hòa quyện với hương liệu bốc lên một mùi thơm nặng nề chứ không dịu dàng như mùi cà phê rang.
Phân biệt khi đang pha cà phê
Đây là điểm bạn có thể dễ dàng phân biệt cà phê nguyên chất và cà phê pha tạp chất nhất. Do hạt cà phê được cấu tạo bởi cấu trúc sợi celluose và chứa rất ít tinh bột. Do vậy thuộc tính đặc biệt của bột cà phê rang là rất tơi xốp. Bột cà phê còn chứa nhiều khoang không khí bên trong do cấu trúc bao phân tử. Các sợi cellulose bị bẻ gảy dưới tác động nhiệt trong quá trình rang …
Khi pha cà phê nguyên chất, bạn chế nước sôi 100 độ C vào phin cà phê. Lập tức bột cà phê sẽ nở phồng lên, sủi bọt hay thậm chí là tràn cả ra bên ngoài.
Còn nếu khi pha cà phê, bạn chế nước sôi vào phin cà phê mà không thấy bột nở phồng lên, trái lại còn xẹp xuống, lịm xuống và bốc mùi thơm thì đây là cà phê chứa nhiều tạp chất.
Do bột bắp và bột đậu khi gặp nước sôi sẽ trở nên dẻo và dính nên sẽ xẹp xuống. Trái lại thì bột cà phê lại được cấu tạo bởi các hợp chất cao phân tử cellulose. Trong quá trình rang cà phê nở ra tạo khoang không khí bên trong. Khi gặp nước sôi không khí bên trong nở lớn, làm sủi bọt bột cà phê và khiến bột cà phê thật trào lên trong phin. Đây là một hiện tượng rất dễ nhận ra.
Phân biệt sau khi pha cà phê
Màu nước cà phê
Cà phê là một loại rất đặc biệt, dù bạn có rang hạt cà phê ở nhiệt độ cao, thời gian bao lâu hay cháy gần thành than thì khi xay ra thành bột và pha cà phê, màu nước của nó cũng không hề thay đổi. Chúng không hề có màu đen thui, đen đục và đen đậm như thường nhìn thấy các ly cà phê ở phần lớn các quán.
Ly cà phê thật luôn có màu nâu từ cánh gián đến nâu đậm. Khi cho đá vào cà phê sẽ có màu nâu hổ phách, một màu nâu rất trong trẻo. Khi để ly cà phê này ra ánh nắng chúng còn có màu nâu sáng.
Độ sánh của nước cà phê
Cà phê nguyên chất sẽ có độ sánh không đáng kể. Trái lại độ sánh của cà phê pha tạp chất lại rất sánh, sánh đến quánh dẻo do chứa nhiều tinh bột.
Một ly cà phê lẫn nhiều tạp chất sẽ có độ kẹo kẹo, bám trên thành ly. Viên đá trong ly cà phê cũng có màu nâu do nước cà phê song sánh, dẻo kẹo bám lấy đá. Còn ly cà phê nguyên chất không sánh dẻo và không 'ôm đá'.
Cách phân biệt cà phê nguyên chất và cà phê giả. Cà phê giả có độ sánh dẻo, ôm đá và thành ly.... do chứa tinh bột
Mùi thơm của ly cà phê
Cà phê tạp chất luôn có mùi thơm đăc trưng và quyến rũ, do vậy nó rất khó để bạn có thể phân biệt được cà phê thật và cà phê giả. Chỉ có những người tinh ý, quen mùi của cà phê rồi mới có thể nhận ra được đâu là mùi cà phê, đâu là mùi hương liệu.
Cà phê nguyên chất có mùi: không nồng nực, không thô bạo, không mạnh mẽ, nhưng dịu dàng, lưu luyến, thanh cao, tinh tế và sâu lắng, đôi lúc làm ngây ngất người yêu cà phê…
Cà phê pha tạp chất có mùi hương cà phê tổng hợp: Có mùi khá giống mùi cà phê nhưng vẫn là giả tạo, vẫn mang hương vị gay gắt, tuy mạnh mẽ, dai dẵng nhưng thô thiển và gây cảm giác nặng nề. Mùi sẽ không giống như mùi thanh cao của chính hạt cà phê đích thực…
Vị của cà phê
Cà phê khi rang đến độ thích hợp và đủ thời gian sẽ cho chúng ta ly cà phê có vị thanh đắng xen lẫn chua nhẹ nhàng rất tinh tế.
Nguyên nhân là do các thành phần acid ẩn chứa đằng sau của vị đắng trong hạt cà phê.
Tuy nhiên nhiều người thường nghĩ cà phê có vị chua nên các nhà sản xuất đã tẩm vào bột cà phê các loại hóa chất tạo đắng có gốc kháng sinh. Hậu quả, ly cà phê thường có vị đắng nhân tạo, tiêu diệt hẳn vị chua thanh quyến rũ của cà phê.
Cà phê lần tạp chất sẽ có vị đắng ngắt, đậm lè của bột đậu rang cháy khét tẩm đủ mọi hóa chất hương liệu bốc mùi thơm nông nực.
Bọt của cà phê
Bản thân nước cà phê khi đánh lên với đường cũng tạo nên 1 ít bọt màu nâu sáng trông rất đẹp.
Tuy nhiên vì nhu cầu khách hàng muốn ly cà phê có bọt đẹp thì các nhà sản xuất thường cho bột tảy rửa bề mặt vào cà phê để tạo bọt.
Do vậy nếu ly cà phê có bọt mỏng tanh, có óng ánh màu cầu vồng, đánh lên đầy cả ly và rất lâu tan nhìn ly cà phê có vẻ khá đẹp thì chắc chắn đấy là bọt xà bông. Bọt cà phê tiêu biểu khá đồng đều về kích cỡ, đục hơn và trông “dày” hơn, nhưng mau xẹp xuống.
Hy vọng những thông tin trên sẽ giúp bạn phân biệt được đâu là cà phê thật và đâu là cà phê pha tạp chất. Chúc bạn thành công và luôn khỏe mạnh!
-
Sau sinh uống nước lá vối được không?
-
Sau sinh ăn rau dền được không?
-
Bệnh gút ăn thịt heo được không?
- Sản phẩm vì sức khỏe
-
Hội nghị Quốc tế “Cập nhật chẩn đoán và điều trị bệnh lý mũi xoang và đầu – cổ”
Tại Việt Nam, mỗi năm có hơn 20% dân số phải sống chung với viêm mũi xoang mạn tính, trong khi ung thư đầu cổ chiếm tới 10% tổng số ca ung thư - những con số vô cùng đáng báo động. Trước sự gia tăng nhanh chóng của các ca bệnh, việc nâng cao chất lượng chẩn đoán và điều trị bệnh lý mũi xoang và đầu - cổ đã trở nên vô cùng cấp thiết.November 22 at 3:53 pm -
Đau hơn sau khi tiêm tế bào gốc trong điều trị thoái hóa khớp: Điều bình thường và cách xử lý
Liệu pháp tế bào gốc mang lại hy vọng cho người bệnh trên hành trình tìm kiếm giải pháp cải thiện và giảm bớt đau đớn từ chấn thương hoặc các bệnh lý mãn tính.November 20 at 5:33 pm -
Mở khóa thanh xuân, trẻ khỏe toàn diện với liệu pháp tế bào gốc
Lão hóa là một quá trình phức tạp, không chỉ ảnh hưởng đến làn da, mái tóc mà còn tác động đến cấu trúc và chức năng của các cơ quan bên trong cơ thể. Ngày nay với sự phát triển vượt bậc của y học tái tạo, liệu pháp tế bào gốc được ứng dụng toàn diện giúp cơ thể khỏe mạnh từ bên trong, đồng thời duy trì nét tươi trẻ, rạng rỡ bên ngoài, làm chậm quá trình lão hóa.November 20 at 5:33 pm -
Tầm nhìn “Borderless Future” - Định hình tương lai không biên giới tại nơi làm việc tốt nhất Việt Nam
Ngày 19/11/2024, tại Hội nghị Nơi làm việc tốt nhất Việt Nam 2024, khi cái tên Unilever Việt Nam được xướng lên ở vị trí số 1 trong danh sách 100 doanh nghiệp lớn có môi trường làm việc tốt nhất, đó không chỉ là khoảnh khắc đáng tự hào mà còn là sự khẳng định cho tầm nhìn, những nỗ lực bền bỉ của một doanh nghiệp Top 1 ngành FMCG trong hành trình xây dựng môi trường làm việc hiện đại, bền vững.November 20 at 5:20 pm