Sau sinh ăn rau dền được không?

Sau sinh ăn rau dền được không? Chế độ dinh dưỡng cho bà đẻ là vô cùng quan trọng. Việc ăn gì và không được ăn gì cần phải cân nhắc kỹ và tham khảo ý kiến của các bác sỹ cũng như người có kinh nghiệm. Vậy bà bầu có ăn rau dền được không?
02/02/2018 10:39

Rau dền là loại rau phổ biến ở nước ta được sử dụng để chế biến các món rau trong bữa ăn. Tuy là loại rau dân dã nhưng loại rau này có tác dụng rất tốt cho sức khỏe.

Ở Việt Nam có 3 loại rau dền là chủ yếu: rau dền cơm, dền đỏ, dền gai. Mọi người thường chế biến rau dền chủ yếu là luộc và nấu canh. Vì có tính mát nên đây là món ăn dân dã rất thích hợp trong mùa hè. Vậy với phụ nữ sau sinh có nên ăn rau dền không?

Bà đẻ ăn rau dền có được không?

Sau khi sinh, phụ nữ thường phải chú ý nhiều đến chế độ dinh dưỡng, không chỉ tốt cho mẹ mà còn giúp bé khỏe mạnh. Việc ăn gì và không ăn gì phải được cân nhắc kỹ và tham khảo ý kiến của bác sỹ cùng những người có kinh nghiệm để bảo đảm sức khỏe và đủ sữa cho con bú.

Sau sinh an rau den duoc khong

Sau sinh ăn rau dền được không. Rau dền, nhất là rau dề đỏ rất tốt cho phụ nữ sau sinh

Bên cạnh những nguồn thực phẩm bổ dưỡng thì các loại rau cũng không thể thiếu được trong thực đơn của các bà đẻ.

Có 2 loại rau là rau dền và rau ngót là thực phẩm rất tốt cho bà đẻ. Đặc biệt là rau dền đỏ, đây là thực phẩm được ưu tiên hàng đầu cho người mới sinh bởi nó rất lành tính và còn bổ máu.

Theo nghiên cứu, trong rau dền chứa rất nhiều chất dinh dưỡng. Đặc biệt rau dền chứa nhiều chất xơ, vitamin và các khoáng chất như canxi, photpho, sắt… giúp bổ máu và nâng cao hệ miễn dịch cho cơ thể.

Đây là loại rau có tính mát, vị ngọt nên rất tốt để thanh nhiệt, mát máu, lợi tiểu và sát trùng.

Ở phụ nữ có thai, phụ nữ vừa sinh, phụ nữ ở lứa tuổi sinh đẻ, việc thiếu sắt có thể là do chưa cung cấp đủ chất sắt đáp ứng nhu cầu hằng ngày. Hoặc cũng có thể do nhu cầu cơ thể tăng mà lượng sắt đưa vào chưa đủ dẫn tới thiếu sắt. Do đó mà sử dụng những thực phẩm giàu sắt sẽ giúp cơ thể được cung cấp một lượng sắt hợp lý và chống thiếu máu thiếu sắt.

Theo các chuyên gia dinh dưỡng thì sắt trong thực phẩm tồn tại dưới 2 dạng khác nhau là: dạng sắt heme và dạng không heme.

Dạng heme có trong thực phẩm có nguồn gốc từ động vật. Sắt  dạng heme có thể dễ dàng hấp thu tại đường ruột, trong khi sắt không heme bị phụ thuộc vào sự có mặt của một số chất gây tăng hấp thu hoặc cản trở sự hấp thu sắt.

Sắt heme thường có nhiều trong nội tạng động vật như: tiết bò, tiết lợn, gan lợn, gan gà, gan bò, tim bò, tim gà, tim lợn, bầu dục lợn... thịt bò, tôm, cá mòi, trai, sò, nghêu, lòng đỏ trứng gà, lòng đỏ trứng vịt...

Còn sắt không heme lại có nhiều trong rau. Một số loại rau sẫm màu có chứa sắt không heme như: rau ngót, rau dền đỏ, cải xoong, súp lơ, cần ta, cần tây, rau bí, rau đay, rau muống...; Các loại đậu (đậu tương, đậu đũa, đậu trắng, đậu Hà Lan, đậu đen, đậu xanh...), các loại mộc nhĩ, nấm hương khô....

Như vậy, bà đẻ hoàn toàn có thể ăn được rau dền. Tuy nhiên để đảm bảo sức khỏe, các mẹ cần mua rau ở những địa chỉ tin cậy, trước khi ăn nhớ rửa và ngâm rau sạch sẽ tránh gây ngộ độc cho cả mẹ và bé nhé!

Công dụng y học của rau dền

Không chỉ được dùng để làm món ăn mà rau dền còn trở thành một vị thuốc kết hợp với các nguyên liệu khác dùng để chữa bệnh.

Bộ phận được dùng làm thuốc của rau dền là toàn thân và rễ. Trong cành và lá rau dền có chứa protid, glucid, các vitamin nhóm B, đặc biệt là chúng còn giàu vitamin C, caroten, chất khoáng… Còn thân và lá rau dền lại chứa các sterol và acid palmatic…

- Theo Đông y rau dền cơm có vị ngọt, tính hàn. Còn dền đỏ lại có vị ngọt,  mát có tác dụng thanh nhiệt, mát gan, ích khí và khai khiếu. Hằng ngày dùng 100-250g rau dền đem nấu, xào hoặc ép nước uống có thể chữa được các bệnh như:  kiết lỵ, táo bón, rối loạn tiết niệu, đau mắt đỏ, sưng đau họng, côn trùng cắn đốt.

- Chữa chứng kiết lỵ của phụ nữ trước và sau sinh, người cao tuổi: Bạn sử dụng 200g rau dền đỏ nấu lấy nước. Sau đó dùng nước đó để nấu cháo với gạo lứt và ăn khi đói.

Sau sinh an rau den duoc khong 1

Sau sinh ăn rau dền được không. Không chỉ là một món ăn mà rau dền còn được dùng làm thuốc chữa bệnh

-  Dùng cho các bệnh nhân ung thư cổ tử cung, hội chứng lỵ: bạn rửa sạch 200g rau dền đỏ rồi nấu canh ăn.

- Chữa sản hậu: Rửa sạch 50g lá dền đỏ rồi thái lát. Sau đó nấu bỏ bã lấy nước, thêm gạo nếp nấu thành cháo và ăn trong ngày.

- Chữa chảy máu do sẩy thai: bạn sử dụng rễ dền đỏ và rễ bí ngô với liều lượng bằng nhau, sau đó sắc uống.

-  Chữa phát ban: Rau dền 10g, rễ hoặc lá lức 10g, ké hoa vàng 8g, rễ sắn dây 8g, cỏ mần trầu 8g, dây chiều 8g, rau má 8g, dây giác tía 8g, kinh giới 6g, cam thảo đất 6g, bạc hà 4g, gừng sống 2 lát. Dùng tất cả các nguyên liệu trên đem sắc uống. Bài thuốc này chữa sốt nóng thời kỳ đầu rất hiệu quả.

- Chữa đau mắt: Hạt dền cơm 10g, hạt thảo quyết minh 10g. Đem 2 nguyên liệu đi sắc lấy nước uống. Chữa mắt đau có màng mộng.

- Mát gan, thanh nhiệt, kích thích tiêu hóa: Dền cơm 100g, rau dệu 50g, ngọn lá mồng tơi 50g hay rau đay. Đem chúng nấu với bột canh, bột tôm hay nước cua.

- Chữa tiểu tiện không thông: Sắc 20g hạt dền cơm để uống.

-  Chữa rắn cắn: Kinh nghiệm dân gian lấy lá rau dền giã nát lấy nước uống, còn bã đắp chữa rắn cắn.

Những ai không nên ăn rau dền?

Dù là loại rau cso hàm lượng sắt và canxi cao hơn nhiều loại rau khác. Nhưng không phải ai cũng có thể ăn được rau dền, và nếu ăn không đúng cách còn có thể gây một số tác dụng phụ.

- Phụ nữ có thai hư hàn, người có tính hàn: Do rau dền có tính mát nên không phù hợp cho những ai bị tiêu chảy mãn tính, người tiêu lỏng và phụ nữ có thai hư hàn.

Sau sinh an rau den duoc khong 2

Sau sinh ăn rau dền được không. Không nên ăn rau dền với thịt baba vì dễ gây ngộ độc

- Người bị bệnh gout, viêm khớp dạng thấp, sạn thận: Do trong rau dền có chứa  thành phần acid oxalic nên khiến ức chế lượng kẽm và canxi vào cơ thể. Đồng thời chúng dễ hình thành các sỏi oxalate.

- Không ăn rau dền cùng thịt ba ba: Theo Đông y thì việc kết hợp rau dền với thịt ba ba có thể  gây ngộ độc cho cơ thể. Nếu bị ngộ độc baba với rau dền thì nên ăn rau muống sống hoặc uống nước rau muống giã để giải độc.

- Không hâm lại rau dền nhiều lần: Nếu hâm lại rau dền nhiều sẽ làm lượng nitrat trong rau dền bị chuyển hóa thành nitrit. Đây là chất không tốt cho sức khỏe và có thể gây ung thư.

Như vậy với chia sẽ trên thì bà bầu hoàn toàn có thể ăn rau dền. Tuy nhiên để đảm bảo sức khỏe thì các mẹ nên chọn mua rau ở những địa điểm uy tín để tránh gây ngộ độc cho cả mẹ và bé nhé!

comment Bình luận

largeer