Cách sơ cứu khi bị đuối nước

Cách sơ cứu khi bị đuối nước là yếu tố quyết định sự sống còn của nạn nhân. Bởi chỉ cần xử trí chậm, nạn nhân có thể thiếu oxy lên não từ đó dẫn đến tử vong.
18/03/2018 15:04

Sai lầm chết người khi sơ cứu người đuối nước

Tai nạn đuối nước tại Việt Nam là một vấn đề nhức nhối đối với toàn xạ hội, nhất là trong thời điểm mùa hè sắp đến. Ngoài những vụ việc đuối nước gây tử vong do không phát hiện kịp hoặc nạn nhân đã tắc thở dưới nước thì có nhiều trường hợp tử vong, sống thực vật do không được sơ cứu đúng cách.

Đơn cử như trường hợp của nạn nhân N.Q.A (Thái Bình). Nạn nhân A. bị trượt chân xuống ao đuối nước. Khi người nhà vớt lên thấy vẫn còn thở liền vác lên vai và chạy xung quanh bờ để nước trong người ộc ra. Đồng thời gọi xe cứu thương đưa đến bệnh viện.

Thế nhưng, không ai biết được rằng, hành động vác ngược nạn nhân đuối nước lên vai lại khiến nước chảu vào phổi, lên não, dẫn đến các biến chứng nặng nề. Với trường hợp nạn nhân A. bị phù não và phổi do sơ cứu trên nhưng may mắn là chưa chết não.

Theo TS. Lương Quốc Chính, khoa Cấp cứu, bệnh viện Bạch Mai: việc vác ngược bệnh nhân để sơ cứu đuối nước là cách làm hoàn toàn sai lầm nó có thể khiến bệnh nhân tử vong nếu không được đưa đến bệnh viện kịp thời.

Cach so cuu khi bi duoi nuoc (2)

Cách sơ cứu khi bị đuối nước. Tuyệt đối không được dốc ngược nạn nhân khi bị đuối nước

“Việc dốc ngược nạn nhân không mang lại giá trị, thậm chí làm mất cơ hội sống của bệnh nhân vì sau khi chạy, quay lại ép tim thì đã quá muộn. Nguyên tắc của cấp cứu đuối nước luôn phải thực hiện hồi sinh tim phổi”, TS Chính nhấn mạnh.

Khi để phổi bị tổn thương, nạn nhân sẽ tiến triển hội chứng suy hô hấp trên, oxy sụt giảm trong máu có thể dẫn đến tử vong nếu không được điều trị kịp thời.

Vào khoảng giữa năm 2017, tại huyện Thường Tín – Hà Nội ghi nhận vụ việc 5 người tử vong do đuối nước. Điều đáng nói, đây đều là người lớn biến bơi rất tốt. Sau vụ việc, nhiều người nghi ngờ cách sơ cứu sai dẫn đến việc các nạn nhân bị tử vong.

Sau khi khảo sát, cơ quan chức năng phát hiện các nạn nhân bị đuối nước do khí độc trong ao hồ sinh ra, thường gặp nhất là H2N hoặc nitrat, nitrit sinh ra từ các sản phẩm amoniac do cá đào thải vào ao hoặc bởi thực vật trong quá trình chuyển hoá. Những khí này khiến nạn nhân bị ngạt thở chết. Nước ở ao hồ bẩn sẽ làm cho nang phổi bệnh nhân bị tổn thương nặng hơn.

Vậy nên, với những trường hợp bị đuối nước cạn như vậy cần nghĩ ngay đến việc đuối nước do bị ngạt khí độc để có phương án sơ cứu và đưa đi bệnh viện nhanh nhất. Điều này giúp đảm bảo sự sống cho nạn nhân.

Cách sơ cứu khi bị đuối nước

Đuối nước là một dạng của ngạt thở do nước bị hít vào phổi hoặc tắc đường thở do co thắt thanh quản khi nạn nhân đang ở trong nước. Tình trạng ngưng thở khiến oxy lên máu bị thiếu gây tăng nhịp tim, huyết áp.

Nếu ngừng thở kéo dài từ khoảng 20 giây đến 2 – 5 phút (tùy từng đối tượng) thì có thể khiến nhịp tim chậm dần, rối loạn nhịp, ngưng thở hẳn dẫn đến tử vong.

Vậy nên, để cứu sống nạn nhân, thời điểm vàng sơ cứu trong vòng 1 – 4 phút đầu tiên khi bị chìm trong nước. Đồng thời xử lý tốt các chấn thương kèm theo, thường là chấn thương đầu và cột sống.

Theo bác sĩ Nguyễn Tiến Dũng (khoa Nhi, bệnh viện Bạch Mai), các sơ cứu bệnh nhân đuối nước cần được tiến hành theo 5 bước sau:

- Bước 1: Phải nhanh chóng đưa nạn nhân lên bờ bằng mọi cách. Đặt nạn nhân lên mặt phẳng cứng, ngửa cổ nạn nhân ra sau.

Cach so cuu khi bi duoi nuoc (1)

Cách sơ cứu khi bị đuối nước. Sơ cứu người đuối nước cần thực hiện theo đúng theo chỉ dẫn của bác sĩ

- Bước 2: Kiểm tra xem nạn nhân còn thở không bằng cách quan sát lòng ngực có di động hay không. Lưu ý, phải để nạn nhân ở chỗ thoáng khí.

Nếu nạn nhân có dấu hiệu ngưng thở thì nhanh chóng thực hiện hô hấp nhân tạo: đặt nạn nhân nằm ưỡn cổ và nghiêng mình sang bên trái, dùng gạc hay khăn vải lau sạch dãi, chất thải hoặc dị vật ở miệng, mũi.

Sau đó thực hiện hà hơi thổi ngạt cho nạn nhân. Sau 5 lần hô hấp nhân tạo khi bắt mạch mà tim vẫn ngừng đập thì tiến hành ép tim ngoài lồng ngực.

- Bước 3: Sau khi hô hấp nhân tạo mà mạch vẫn ngừng đạp thì người cấp cứu cần tiến hành ép tim ngoài lồng ngực. Nếu không bắt được mạch thì cần hô hấp nhân tạo kèm theo ép tim ngoài lồng ngực theo công thức 15:2 (tức là ép tim 15 lần thì thổi ngạt 2 lần).

- Bước 4: Khi nạn nhân tỉnh lại sẽ nôn ra nhiều nước, lúc này cần đặt nạn nhân ở tư thế nằm nghiêng, kê cao gối hai bên vai, nới rộng quần áo để tránh ngạt thở.

- Bước 5: Sau khi nạn nhân tỉnh lại cần đưa luôn nạn nhân đến cơ sở y tế gần nhất để điều trị.

comment Bình luận

largeer