Cách sơ cứu khi bị chảy máu cam

Cách sơ cứu khi bị chảy máu cam như thế nào là vấn đề người dân cần đặc biệt quan tâm. Bởi chảy máu cam lặp đi lặp lại khoảng 10 – 30 lần/ngày có thể gây nguy hiểm cho tính mạng. Một số trường hợp thường xuyên chảy máu cam là dấu hiệu của bệnh u xơ vòm mũi họng.
17/03/2018 13:06

Chảy máu cam có nguy hiểm không?

Theo từ điển y tế Medilexicon, chảy máu cam có nghĩa là chảy máu mũi. Mũi là địa điểm dễ chảy máu vì có nhiều mạch máu tập trung với mạch lưới mao mạch dày đặc nhưng thành mạch đàn hồi rất kém.

Chảy máu cam được chia thành 2 loại: chảy máu ở mặt trước mũi và chảy máu ở mặt sau của mũi. Thông thường, có khoảng 90% bị chảy máu ở mặt trước mũi. Các trường hợp bị chảy máu ở mặt sau mũi là khá ít. Thông thường, chảy máu ở mặt trước mũi ít nguy hiểm hơn chảy máu ở mặt sau mũi.

Chảy máu cam thường bắt gạp ở nhiều độ tuổi khác nhau. Nguyên nhân gây chảy máu cam chủ yếu do các chấn thương hoặc khi xì mũi quá mạnh khiến các mạch máu bên trong bị tổn thương.

Hiện tượng chảy máu cam thường gặp vào mùa đông, chính xác hơn là khi nhiệt độ môi trường bắt đầu giảm xuống. Sự thay đổi nhiệt độ khiến cho độ ẩm không khí giảm xuống, việc sử dụng lò sưởi hoặc điều hòa sẽ khiến cho lớp niêm mạc mũi bị mất nước và tổn thương dẫn đến mao mạch bị vỡ dẫn đến chảy máu cam.

Empty

Cách sơ cứu khi bị chảy máu cam. Chảy máu cam thường xuyên là vấn đề hết sức nguy hiểm

Chảy máu cam trước mũi không quá nguy hiểm, song chảy máu cam sau mũi và chảy máu cam nhiều lần trong ngày thực sự là vấn đề đặc biệt nguy hiểm. Theo các bác sĩ, nếu chảy máu cam từ 10 – 30 lần/ngày với một lượng máu lớn có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm, nghiêm trọng nhất là có thể dẫn đến tử vong.

Theo nghiên cứu, chảy máu sau mũi là vấn đề rất nguy hiểm, tình trạng này thường gặp ở người cao tuổi. Thông thường, máu sẽ chảy ra từ mũi và chảy thẳng xuống cổ họng. Lúc này người bệnh cần sử dụng băng gạc để cầm máu, nếu không cầm được máu thì cần phải tiến hành phẫu thuật.

Những người chảy máu cam thường xuyên, kéo dài là dấu hiệu cảnh báo về tình trạng sức khỏe có vấn đề như:

- Có thể bạn đang thiếu vitamin C, da khô, dễ bị xuất huyết dưới da, chảy máu cam, vết thương chậm lành.

- Viêm mũi cấp tính hoặc viêm mũi mãn tính

- U xơ vòm họng: bệnh này có thể gây ra xuất huyết vùng mũi còn gọi là chảy máu cam.

- Dị ứng trong mũi.

- Ngoài ra, chảy máu cam còn có thể là dấu hiệu của bệnh viêm xoang, bệnh về máu như bạch cầu, tiểu cầu, rối loạn các yếu tố đông máu.

Cách sơ cứu khi bị chảy máu cam

Chảy máu cam thường xuyên là vấn đề đặc biệt nguy hiểm đối với sức khỏe. Vậy nên, bên cạnh việc biết được nguyên nhân thì người bệnh cũng cần nắm bắt được phương pháp sơ cứu khi bị chảy máu cam.

Theo các chuyên gia sức khỏe, khi bị chảy máu cam thì cần sơ cứu như sau:

- Bước 1: khi bị chảy máu cam cần dùng ngay mọi hoạt động, chuyển sang ngồi ở tư thế thẳng lưng, đầu hơi nghiêng về trước. Việc làm này giúp hạ huyết áp ở các tĩnh mạch mũi.

- Bước 2: Bóp chặt mũi bằng ngón tay cái và ngón tay trỏ để ngăn không cho máu tiếp tục chảy ra nữa, cần bóp trong khoảng 5 – 10 phút. Khi bóp chặt mũi thì bạn nên thở bằng miệng. Động tác này giúp máu ngừng chảy ở vách mũi.

Empty

Cách sơ cứu khi bị chảy máu cam. Khi sơ cứu chảy máu cam cần phải tuân thủy theo đúng quy trình, quy định

- Bước 3: trong trường hợp máu vẫn tiếp tục chảy thì bạn có thể sử dụng một miếng bông gòn y tế khoảng 2 – 3cm tẩm ướt để vào hai bên lỗ mũi. Bạn nhớ ấn hai cánh mũi để cho bông tiếp xúc với mao mạch nhằm thấm máu chảy ra. Bạn có thể để bông trong đó khoảng 1 – 1h30p rồi lấy ra.

Lưu ý khi sơ cứu chảy máu cam:

- Người bị chảy máu cam khi sơ cứu không được ngửa đầu ra sau – đây là một cách sư cứu sai lầm. Bởi nếu người bệnh ngửa đầu ra sau có thể dễ bị sặc và ho khiến máu chảy xuống miệng.

- Khi đã cầm được máu chảy thì không nên ngoáy mũi hoặc xì mũi để tránh làm tổn thương khoang mũi.

- Nếu 1 ngày chảy máu cam quá 10 lần thì nên áp dụng sơ cứu trên và đến ngay bệnh viện để khám xem có vấn đề nguy hiểm gì không.

Để phòng chống tình trạng chảy máu cam, chuyên gia y tế khuyến nghị người dân không nên ngoáy mũi bằng tay bằng vật cứng, sắc. Chỉ nên sử dụng khăn giấy mềm để vệ sinh khoang mũi. Khi đi ra đường cần đeo khẩu trang để tránh bụi nhằm giảm các tổn thương cho khoang mũi. Vào mùa đông, có thể xông mũi bằng nước để giúp các mạch máu mũi được lưu thông và điều hòa dễ dàng hơn.

comment Bình luận

largeer