Cách sơ cứu khi bị rối loạn tiền đình

Rối loạn tiền đình không phải quá nguy hiểm. Song nếu không được điều trị kịp thời sẽ dễ gây nhiều biến chứng. Vậy nên, khi phát hiện 1 người bị rối loạn tiền đình cần nắm bắt được cách sơ cứu để kịp thời giúp họ thoát khỏi cơn nguy kịch.
14/05/2018 15:31

1. Rối loạn tiền đình là gì?

Theo các chuyên gia y tế, tiền đình là cơ quan nằm ở vị trí phía sau hai ốc tai. Tiền đình có vai trò quan trọng đối với việc giữ thăng bằng cho cơ thể từ dáng đi cho đến các động tác của tứ chi, đầu và thân người.

Hiểu một cách đơn giản, rối loạn tiền đình là gây ra trạng thái mất cân bằng trong cơ thể. Mất cân bằng khiến cơ thể rơi vào trạng thái quay cuồng, chóng mặt, mất thăng bằng, đi lại lảo đảo, hoa mắt, ù tai, có cảm giác buồn nôn.

Rối loạn tiền đình không quá nguy hiểm nhưng nó rất dể tái phát, ảnh hưởng nghiêm trọng đến công việc và cuộc sống. Rối loạn tiền đình đặc biệt nguy hiểm đối với những người bị mắc bệnh cao huyết áp, thiếu máu. Những bệnh lý này dễ gây biến chứng dẫn đến tăng đột quỵ, tai biến mạch máu não.

Empty

Rối loạn tiền đình không phải là bệnh lý mà là hội chứng

Các chuyên gia lưu ý, rối loạn tiền đình không phải là bệnh lý. Nó chỉ là một hội chứng và không gây nguy hiểm đến tính mạng. Nhưng rối loạn tiền đình có thể là nguyên nhân đẫn đến nhiều bệnh lý nguy hiểm.

Các bác sĩ cho biết, người trưởng thành là đối tượng dễ bị mắc các hội chứng tiền đình cao nhất. Những người lao động trí óc đang có xu hướng gia tăng căn bệnh này.

  • Nguyên nhân gây rối loạn tiền đình

Có rất nhiều nguyên nhân khác nhau dẫn đến bệnh rối loạn tiền đình. Cụ thể:

- Người cao tuổi, sức khỏe yếu, rối loạn tuổi mãn kinh hay người cao tuổi mắc bệnh cao huyết áp, người có tiền sử bệnh tim mạch…  là những nguyên nhân chính gây tắc nghẽn mạch máu, gây rối loạn tiền đình.

- Nhân viên văn phòng, người thường xuyên làm việc trong phòng máy lạnh, máy vi tính với thời gian dài thường dễ bị mắc bệnh rối loạn tiền đình.

- Cơ thể bị nhiễm độ do dùng một số loại thuốc trị bệnh, hóa chất, thói quen ăn uống, sử dụng thuốc lá, rượu bia… cũng dễ gây rối loạn tiền đình.

- Phụ nữ mang thai, sinh đẻ thiếu máu cũng có thể bị mắc chứng rối loạn tiền đình.

- Những người thường xuyên mệt mỏi, căng thẳng, stress… khiến cho cơ thể sản sinh ra hormone Cortisol gây ra một loạt các bệnh như huyết áp, tiểu đường, tim mạch, rối loạn tiền đình.

Empty

Cách sơ cứu khi bị rối loạn tiền đình. Người trưởng thành làm việc ở văn phòng, người hay uống rượu bia là đối tượng dễ bị rối loạn tiền đình

  • Các dạng rối loạn tiền đình

Rối loạn tiền đình ngoại biên:

- Người bệnh sẽ có cảm giác hoa mắt, chóng mặt, cơ thể không cân bằng. Nhưng đây là các triệu chứng lành tính, xảy ra trong thời gian ngắn.

- Tình trạng này xảy ra sau khi bị chấn thương vùng đầu, tắc mạch máu vùng sau cổ.

- Người bị rối loạn tiền đình ngoại biên thường rơi vào trạng thái chóng mặt kéo dài, không đi đứng được. Các cơn chóng mặt thường kèm theo nôn ói nhiều lần, ù tai, giảm thính lực, khó tập trung, choáng váng, hồi hộp, sợ ánh sáng…

Rối loạn tiền đình trung ương

- Thường biểu hiện với tình trạng thiểu năng tuần hoàn não khiến người bệnh đi đứng khó khăn, chóng mặt, sa sẩm mặt mày.

- Rối loạn tiền đình trung ương xuất hiện do tổn thương nhân tiền đình, tổn thương đường liên hệ của các nhân dây tiền đình ở thân não, tiểu não…

- Nguyên nhân dẫn đến tình trạng này là do động mạch mang máu đến nuôi não bộ bị thiểu năng bởi tình trạng xơ vữa động mạch, hạ huyết áp tư thế, thoái hóa cột sống cổ làm chèn mạch máu…

2. Cách sơ cứu khi bị rối loạn tiền đình

Theo các bác sĩ, rối loạn tiền đình thường gặp ở người trưởng thành, song nó ngày càng có xu hướng trẻ hóa. Rối loạn tiền đình có thể làm người bệnh ngất ngay tại chỗ kèm theo hiện tượng toát mồ hôi nhiều. Vậy nên, khi phát hiện người bệnh cần tiến hành sơ cứu gấp theo cách sau:

- Đưa người bị rối loạn tiền đình vào nơi thoáng mát để nghỉ ngơi (lưu ý: phải là nơi yên tĩnh, không có tiếng động mạnh). Để người bệnh ở một tư thế nhất định, tránh thay đổi nhiều tư thế để không gây tổn thương cho người bệnh.

- Trong trường hợp bệnh nhân làm công việc việc nguy hiemr như điều khiển phương tiện giao thông, ở công trường thì nên dừng phương tiện giao thông, cho người bệnh ra khỏi vùng công trường ồn ào.

- Tránh để nắng mặt trời hoặc đèn quá sáng chiếu thẳng vào đầu làm tăng triệu chứng choáng váng, chóng mặt.

- Dìu người bệnh xuống ghế ngồi hoặc ra giường nằm nghỉ ngơi, thư giãn ở nơi thoáng mát, nhiều cây xanh.

- Tư thế nằm an toàn nhất là nghiên bên trái hoặc phải, hoặc nằm ngửa.

- Nếu người bệnh cảm thấy buồn nôn thì nên cho họ nôn hết ra. Sau đó bù nước và điện giải cho họ; orezol là dung dịch được lựa chọn để bù nước, điện giải.

- Có thể xen kẽ cho người bệnh uống 1 cốc sữa nhỏ, có đường đặc nóng.

- Lấy dầu gió thoa vào thái dương và thực hiện xoa bóp nhẹ nhàng.

- Có thể cho người bệnh uống thức uống để sớm tỉnh lại như nước cam, nước chanh, nước gừng pha ấm… Có thể cho người bệnh uống 1 cốc sữa nhỏ có đường đặc nóng.

Empty

Cách sơ cứu khi bị rối loạn tiền đình. Sơ cứu rối loạn tiền đình là dạng sơ cứu đơn giản nhất

- Tránh để người bệnh ngửi được những mùi vị kích thích, khó chịu.

- Khi thấy có biểu hiện choáng váng, đau nhức đầu thì nên lái xe, không nên đi quá nhanh.

- Nếu sau khi sơ cứu người bệnh vẫn không đỡ thì nên đưa ngay đến bệnh viện để điều trị.

Rối loạn tiền đình không quá nguy hiểm nhưng nó lặp đi lặp lại rất nhiều lần có thể gây nhiều biến chứng khó kiểm soát. Vậy nên, các bác sĩ khuyến nghị người bệnh nên có phương pháp điều trị bệnh lâu dài. Người bệnh nên thực hiện phòng ngừa bệnh bằng các bài tập và động tác toàn thân như sau:

- Tập đầu và cổ: tiến hành ngửa đầu ra sau, cúi đầu xuống, nghiên đầu sang bên phải hoặc sang bên trái hết cỡ. Quay đầu theo chiều chữ O từ trái sáng phải khoảng 10 – 15 lần. Sau đó, nằm ngửa trên giường, để một tay ở đỉnh đầu, một tay dưới cằm, thật mềm cổ, nhẹ nhàng vặn mạnh cằm về bên trái, rồi về bên phải, có tiếng kêu răng rắc là rất tốt. Sau đó, lồng các ngón tay với nhau để sa gáy, kéo mạnh gập cằm về phía ngực (khoảng 10 lần).

- Động tác xoa mặt, mắt, tay: Hai bàn tay xiết chặt vào nhau cho nóng, xoa đều vào mặt, hốc mắt và tai để tác động vào các nút thần kinh tai, mắt (khoảng 10 lần).

Ngoài ra, để tránh các triệu chứng bệnh nguy hiểm thì nên kết hợp chế độ ăn uống lành mạnh. Từ đó giúp hỗ trợ điều trị rối loạn tiền đình tốt hơn.

comment Bình luận

largeer