Cách sơ cứu khi bị động vật hoang dã cắn

Các vết cắn của động vật hoang dã có thể chỉ là một dấu nhỏ trên da hay vết cắn lớn gây chảy máu. Khi bị động vật cắn bạn không được coi thường bởi những vết cắn này đều có thể dẫn tới những vấn đề nghiêm trọng.
12/04/2018 16:40

Động vật cắn là gì?

Khi động vật cảm thấy bị đe dạo hoặc bị bệnh hoặc đang bảo vệ con hay lãnh thổ chúng có thể tấn công con người. Có 2 loại vết cắn từ thú hoang là loại mang mầm bệnh dại và loại không mang mầm bệnh dại.

Bệnh dại là căn bệnh nguy hiểm có thể gây tử vong cho người mắc. Vết cắn hoặc cào của những con vật như dơi, chồn hôi, chồn hương, cáo, sói hoặc những con vật hoang có kích thước lớn đều vô cùng nguy hiểm. Bở đây đều là những con vật có thể truyền bệnh dại dù chúng không mang các triệu chứng bệnh.

cach so cuu khi bi dong vat hoang da can

Cách sơ cứu khi bị động vật hoang dã cắn. Động vật hoang dã cắn có thể gây nhiễm bệnh dại

Với những loại ít nguy hiểm hơn như chuột, chuột chũi, sóc chuột và thỏ đều được xem là không mang mầm bệnh dại.

Triệu chứng và dấu hiệu khi bị động vật cắn

Dấu hiệu khi bị động vật cắn:

- Vết cắn lớn có thể gây chảy máu trên da hoặc không

- Vết bầm

- Vết thương do bị nghiền khi cắn

- Vết cắn chính xác

Khi bị động vật cắn, bạn cần chú ý tới các triệu chứng như:

- Vết đỏ khu trú quanh vết thương

- Nóng xung quanh vết thương

- Vết đỏ lan ra khỏi vết cắn

- Sốt, mưng mủ

- Sưng

- Đau

Sơ cứu vết thương khi bị động vật cắn

Các vết cắn của động vật hoang dã có thể chỉ là một dấu nhỏ trên da hay cũng là vết cắn lớn gây chảy máu. Khi bị động vật cắn bạn không được coi thường bởi những vết cắn này đều có thể dẫn tới những vấn đề nghiêm trọng.

- Đầu tiên bạn cần giữ yên và cố định người bị cắn. Đeo găng tay hoặc rửa tay thật sạch khi xử lý vết thương.

- Nếu vết thương không chảy máu, bạn hãy rửa vết thương dưới nước xà phòng trung tính khoảng 3-5 phút. Sau đó sử dụng thuốc mỡ kháng sinh bôi lên vết thương để ngừa nhiễm trùng và bằng bó lại bằng gạc sạch.

- Nếu vết thương sâu và vết cắn có chảy máu, bạn nên giữ chặt vết thương và nâng vị trí bị cắn lên cao đến khi hết chảy máu. Sau đso dùng băng buộc chặt để cầm máu và đến gặp bác sĩ ngay.

- Nếu vết cắn ở tay hay ngón tay, hãy gọi bác sĩ để được chăm sóc đúng cách.

- Theo dõi vết cắn trong 1 hay 2 ngày kế tiếp, xem vết thương có bị nhiễm trùng không như: sưng, đỏ, chảy mủ. Nếu vết cắn bị nhiễm trùng, hãy lập tức đến trung tâm y tế.

- Nếu nghi ngờ vết cắn của động vật hoang dã như gấu trúc, sóc... có khả năng bị bệnh dại thì hãy đến ngay trung tâm y tế để được tư vấn.

cach so cuu khi bi dong vat hoang da can 1

Nếu vết cắn do động vật hoang dã gây ra khiến mưng mủ, sưng to lâu ngày thì nên đi khám bác sĩ ngay

Khi nào bạn cần gặp bác sĩ

- Nếu vết thương sâu hoặc bạn không chắc mức độ nghiêm trọng của vết thương.

- Da bị rách nát, chảy máu nhiều.

- Vết thương ngày càng sưng, đỏ, đau hoặc chảy máu. Đây có thể là dấu hiệu của nhiễm trùng.

- Nếu nghi ngờ động vật có khả năng năng mắc bệnh dại thì nên đến trung tâm y tế càng sớm càng tốt.

- Bạn chưa được tiêm uốn vãn trong 5 năm và vết thương sâu hoặc bẩn.

comment Bình luận

largeer