Cách sơ cứu khi bị bỏng nắng

Bỏng nắng là do ánh nắng tác động trực tiếp lên các mộ vùng da trên trên cơ thể. Sau một vài giờ phơi nắng, cơ thể sẽ xuất hiện các biểu hiện đau rát, đỏ, sưng và phồng rộp da lên.
13/04/2018 13:54

Bỏng nắng là gì?

Bỏng nắng là tình trạng bỏng ở vùng da sau khi tiếp xúc với ánh nắng mặt trời có cường độ mạnh. Thời gian thường gây ra bỏng nắng là khoảng từ 11-14 giờ. Đây là thời điểm cường độ ánh nắng mặt trời mạnh nhất và có nhiều tia cực tím nhất.

Khác với viêm da do nắng, bỏng bắng có thể làm tổn thương vùng da rộng hơn, sâu hơn và có thể dẫn tới nguy hiểm. Nếu bị bỏng nắng nặng, bạn có nguy cơ bị nhiễm trùng cao và có thể để lại sẹo sau khi khỏi.

cach so cuu khi bi bong nang

Cách sơ cứu khi bị bỏng nắng. Bỏng nắng là tình trạng bỏng ở vùng da sau khi tiếp xúc với ánh nắng mặt trời có cường độ mạnh

Triệu chứng của bỏng nắng

Sau khi tiếp xúc với ánh nắng mặt trời, những vùng da không được che chắn sẽ có các biểu hiện:

- Da đỏ và đau rát, châm kích, đôi khi hơi ngứa.

- Phồng rộp da và có thể hình thành những đám phỏng nước.

- Các vết đỏ sẽ không khỏi ngay mà tăng lên và có thể sưng nề, cảm giác căng cứng.

- Sau đó vùng da tổn thương có thể tróc da, khô dần rồi bong vảy.

- Nếu có bội nhiễm, các vùng phỏng có thể hình thành mủ màu trắng đục, sưng đau nhiều

- Sau khi khỏi để lại làn da thô, thâm, dày bì, nám, tàn nhan, nhiều nếp nhăn

- Biểu hiện toàn thân có thể gặp đau đầu, chóng mặt, khát nước,…

Các yếu tố nguy cơ gây bỏng nắng

- Ở những nơi tia cực tím phản xạ lại không gian nhiều như bề mặt nước, kính, bề mặt tuyết, cát trắng, bê tông...

- Mùa hè các tia cực tím sẽ mạnh hơn các mùa khác trong năm..

- Độ cao càng lớn thì tia cực tím càng mạnh, càng gần xích đạo thì tia cực tím càng mạnh.

- Chu kỳ của mặt trời khiến cho tia cực tím mạnh hơn những ngày khác.

- Những người lâu không tiếp xúc với ánh nắng.

- Những người dùng một số loại mĩ phẩm hoặc thuốc tránh thai, kháng sinh, thuốc an thần.

- Những người có cơ địa nhạy cảm với ánh nắng.

Sự nguy hiểm của bỏng nắng

Bỏng nắng là hiện tượng xảy ra khi da tiếp xúc với quá nhiều hoặc liên tục với ánh nắng cùng tia cực tím dẫn đến tình trạng da bị đốt cháy gây bỏng.

Đây là tình trạng xảy ra khi chúng ta ở ngoài nắng quá lâu hoặc làm việc dưới ánh nắng mặt trời mà không có các biện pháp chống nắng như: dùng kem chống nắng, mặc quần áo chống nắng, đội mũi.... Đối với những vùng da không được che chắn thì bỏng nắng sẽ nặng hơn. Còn những vùng da nếu mặc quần áo mỏng thì vẫn có thể bị bỏng nắng.

Các triệu chứng của bỏng nắng sẽ xuất hiện sau khoảng 6-48 giờ kể từ khi da tiếp xúc với ánh nắng mặt trời. Khi bị bỏng nắng, da sẽ xuất hiện các triệu chứng như đỏ da, lột da, ngứa, đau rát, da phồng rộp, xuất hiện mụn nước... Ở một số trường hợp bị bỏng nắng nặng, bạn có thể xuất hiện các triệu chứng như choáng, sốt, nôn mửa hay thậm chí là ngất xỉu.

Tình trạng bỏng nắng nếu lặp đi lặp lại sẽ gây tổn thương da nghiêm trọng và khiến da bị lão hóa sớm. Đặc biệt, nếu tình trạng bỏng nắng nghiêm trọng có thể trở thành nhiễm độc ánh nắng và gây nên các bệnh về da.

cach so cuu khi bi bong nang 1

Khi bị bỏng nắng, cần làm dịu làn da bằng các tắm nước mát 

Cách sơ cứu khi bị bỏng nắng

- Tắm trong bồn nước máy hoặc tưới nước vòi hoa sen vào người. Bạn cũng có thể lau người bằng khăn tắm sạch được làm ẩm bằng nước mát.

- Dùng kem dưỡng ẩm hoặc kem hydrocortisone liều thấp để giảm đau trong một số trường hợp.

- Không làm vỡ các phỏng rộp dù lớn hay nhỏ. Nếu phỏng rộp vỡ thì hãy làm sạch một cách nhẹ nhàng bằng xà phòng và nước. Sau đó bôi thuốc mỡ kháng sinh và che phủ lớp tổn thương bằng miếng băng gạc không dính.

- Nếu cần, hãy sử dụng thuốc giảm đau.

- Khống sử dụng dầu, bơ, lòng trắng trứng hay các thuốc khác lên vùng da bị cháy nắng. Những chất này sẽ làm chậm quá trình phục hồi da.

- Đi khám bác sĩ nếu bạn xuất hiện các triệu chứng như: phỏng rộp lớn, đau đớn, đau đầu, lú lẫn,  buồn nôn hoặc ớn lạnh.

- Tránh các hoạt động ngoài trời khi còn nắng vì chúng có thể gấy bỏng nắng ở cấp độ 2.

Đề phòng bỏng nắng

- Tránh ra ngoài khi trời còn nắng to, nhất là thời điểm từ 11-13 giờ trong ngày. Vì đây là thời gian ảnh hưởng của tia cực tím mạnh nhất.

- Khi ra ngoài trời nắng, bạn nên bảo vệ da bằng các biện pháp chống nắng như: dùng kem chống nắng, mặc quần áo chống nắng và đeo kính râm...

- Chăm sóc da hằng ngày bằng chế độ ăn uống và dưỡng da để có một lan da khỏe mạnh hơn.

comment Bình luận

largeer