Cách sơ cứu khi bị tăng huyết áp

Cách sơ cứu khi bị tăng huyết áp. Khi huyết áp tăng cao bất ngờ có thể gây ra hiện tượng tăng xông, đột quỵ gây nguy hiểm đến tính mạng người bệnh nếu không biết cách sơ cứu tạm thời.
21/03/2018 11:53

Khác với bệnh tăng huyết áp thường chuyển biến từ từ theo thời gian. Cơn tăng huyết áo thường chỉ hiện tượng mức huyết áp của bạn đột ngột tăng cao, gây nguy hiểm đến tính mạng. Cơn tăng huyết áp xuất hiện khi huyết áp tâm thu từ 180 mmHg trở lên hoặc huyết áp tâm trương từ 110 mmHg trở lên, có hoặc không kèm theo tổn thương ở các cơ quan đích trong cơ thể. Người bị cơn tăng huyết áp cần được đưa đến bệnh viện để cấp cứu, chữa trị ngay lập tức.

Triệu chứng khi bị tăng huyết áp đột ngột

Tăng huyết áp được coi là 'kẻ giết người thầm lặng' vì bệnh không có những biểu hiện triệu chứng cụ thể. Nhưng khi bị tăng huyết áp đột ngột, người bệnh sẽ xuất hiện các triệu chứng sau:

- Đau đầu, hoa mắt

- Đau ngực, khó thở

- Chóng mặt, buồn nôn

- Chảy máu mũi

- Lo lắng, bồn chồn

- Bất tỉnh nhân sự

cach so cuu khi bi tang huyet ap

Cách sơ cứu khi bị tăng huyết áp. Khi bị tăng huyết áp đột ngột, bệnh nhân rất dễ gặp nguy hiểm tính mạng nếu không được sơ cứu kịp thời

Những biến chứng nguy hiểm khi bị tăng huyết áp

Khi xuất hiện những dấu hiệu trên, người bệnh tăng huyết áp cần được cấp cứu ngay lập tức để đưa mức huyết áp về ngưỡng an toàn. Càng chậm trễ, người bệnh sẽ càng phải đối mặt với những biến chứng nguy hiểm của cơn tăng huyết áp như:

- Đột quỵ

- Đau tim

- Suy thận

- Đau thắt ngực

- Mất trí nhớ

- Phù phổi cấp

- Sản giật

- Bóc tách động mạch chủ

Sơ cứu người bị tăng huyết áp

Khi người thân của bạn, hoặc người bạn quen biết có dấu hiệu bị cơn tăng huyết áp, hãy gọi cấp cứu 115 để đưa người bệnh đến bệnh viện. Ngoài ra, trong lúc đợi xe cấp cứu, bạn cũng có thể tiến hành một số bước sơ cứu đơn giản nhưng hiệu quả như sau:

- Cho người bệnh nằm nghỉ ở nơi thoáng đãng, đủ không khí.

- Không cho bệnh nhân nói nhiều, vì khi than quản hoạt động sẽ làm huyết áp tăng cao.

- Nếu bệnh nhân thấy khó thở, cần đỡ họ ngồi dậy và kê gối ở sau lưng.

- Tiến hành hô hấp nhân tạo khi người bệnh không thở được.

- Nếu bệnh nhân ói, cần cho họ nằm nghiêng để tránh tắc nghẽn đường hô hấp.

- Mang theo tất cả thuốc của người bệnh để bác sĩ kiểm tra.

- Không được để bệnh nhân đi lại vì dễ ngất xỉu.

- Không cho bệnh nhân ăn nếu như có dấu hiệu đột quỵ.

- Không cho bệnh nhân uống cafe và đồ uống có cồn.

Các cách sơ cứu tạm thời cho người bị tăng huyết áp

Vuốt ấm hai vành tai

Dùng ngón tay cái và tay trỏ mỗi bàn tay vuốt dọc vành tai người bệnh. Vuốt từ trên xuống dưới khoảng 9, 10 lần.

Vành tai và cột sống có những điểm phản xạ tương ứng với nhau. Do vậy vuốt ấm vành tai cũng là tác động vào cột sống lưng. Chúng giúp điều hòa thần kinh giao cảm, kích thích sự lưu thông khí huyết ở phần vệ khí do kinh bàng quang phân bố dọc hai bên sống lưng.

Vuốt dọc hai bên mũi

Dùng mỗi bàn tay vuốt một bên mũi, vuốt đều 2 bên cùng một lúc. Dùng ngón tay trỏ vuốt từ ấn đường (điểm giữa hai đầu chân mày) xuống dọc theo hai bên mũi qua khóe miệng đến tận chót cằm. Vuốt chậm, nhẹ và làm không dưới 15 lần.

Cách này sẽ giúp kích thích huyệt ấn đường có tác dụng làm phóng thích chất  endorphine nội sinh. Điều này có thể làm cho an thần, hạ huyết áp và giáng khí.

Vuốt dọc theo hai bên mũi xuống cằm là tác động vào hai kinh dương minh. Động tác này làm gia tăng sự lưu thông khí huyết ở phần vệ khí, gây ấm người và làm nhẹ áp lực lên thành mạch.

Vuốt dọc hai chân mày

Dùng hai ngón tay trỏ và giữa vuốt từ ấn đường đi dài theo xương chân mày ra thái dương đến tận mí tóc ở phía ngoài đuôi mắt. Vuốt mỗi bên khoảng 10 lần.

cach so cuu khi bi tang huyet ap 1

Cách sơ cứu khi bị tăng huyết áp. Vuốt dọc hai chân mày bệnh nhân để giúp hạ huyết áp

Tại vùng chân mày và hai cánh tay có những điểm phản xạ tương ứng nhau. Khi có tác động sẽ giúp giải tỏa sự sung huyết tại những huyệt vị thường bị tắc nghẽn ở vùng trán và làm cho khí huyết lưu thông ra hai cánh tay và bàn tay để giúp nhẹ áp lực ở đầu.

Ngồi hoặc nằm thư giãn

Đặt bệnh nhân thoải mái, lưng tựa ghế hoặc nằm xuống để hít thở điều hòa, tư tưởng tập trung vào 10 đầu ngón chân.

Theo y học cổ truyền, thì thần ở đâu khí ở đó. Do vậy nếu  tập trung ý nghĩ tại vùng bàn chân, khí trong cơ thể từ phía trên đầu sẽ lưu chuyển về hướng bàn chân nên có tác dụng hạ khí.

Việc tập trung này càng tốt thì hiệu quả hạ khí càng cao. Cho bệnh nhân thực hiện hơn 10 phút để đạt được hiệu quả.

Mỗi khi cảm nhận được những dấu hiệu huyết áp tăng cao người bệnh nên ngồi xuống thực hành lần lượt 4 động tác trên. Sau khoảng 15 phút thực hành, bệnh nhân có thể cảm thấy bớt đi cảm giác khó chịu ở vùng đầu, nhịp đập của tim sẽ chậm lại, tay chân sẽ ấm lên. Đó là lúc huyết áp đã hạ bớt.

Ngoài việc áp dụng để hạ huyết áp, thực hiện những động tác trên còn là một biện pháp dưỡng sinh tốt để ổn định thần kinh, gia tăng việc lưu thông khí huyết trong cơ thể, giúp giữ thể trạng tốt.

comment Bình luận

largeer