Cách sơ cứu khi bị chó cắn

Cách sơ cứu khi bị chó cắn. Chó là động vật gần gũi với con người, tuy nhiên nhiều trường hợp bị chó cắn có thể gây ảnh hưởng đến tính mạng. Hầu hết mọi người khi bị chó cắn đều lúng túng trong việc ứng phó nên mới dẫn đến hậu quả đáng tiếc.
19/03/2018 11:21

Cách sơ cứu vết thương khi bị chó cắn

Cách ly nạn nhân với con chó

Để có thể tiến hành sơ cứu cho nạn nhân, đầu tiên bạn cần cách ly nạn nhân với con chó để tránh việc con chó có thể cắn tiếp cả nạn nhân và người sơ cứu.

Không nên cố gắng bắt giữ con chó bởi sẽ rất nguy hiểm. Bên cạnh đó cũng không nên giết con chó ngay vì phải để theo dõi trong 7-15 ngày nhằm có thêm thông tin hỗ trợ tích cực cho việc điều trị.

Tốt nhất nên nhốt con chó lại để theo dõi, bởi tình trạng sức khỏe của con chó sẽ có tác động rất lớn đến tiến trình điều trị vết thương và sức khỏe của nạn nhân.

Điều quan trọng là bạn cần phải giữ được bình tĩnh và tạo sự tin tưởng cho nạn nhân để việc sơ cứu đạt được hiệu quả.

Làm sạch vết thương

Đây là bước đầu tiên và quan trọng nhất khi sơ cứu vết thương bị chó cắn. Bạn cần rửa vết thương dưới vòi nước chảy để loại bỏ hết vi khuẩn và mầm bệnh.

cach co cuu khi bi cho can

Cách sơ cứu khi bị chó cắn. Khi bị chó cắn, việc đầu tiên cần làm sạch vết thương để hạn chế vi khuẩn

Dùng bông và nước để rửa vết thương nhẹ nhàng. Có thể dùng xà phòng diệt khuẩn nhằm loại bỏ tất cả mầm bệnh. Tuyệt đối không được chà xát mạnh làm vết thương bị tổn thương nghiêm trọng hơn.

Sát trùng kỹ vết thương

Sau khi làm sạch vết thương, bạn dùng bông lau khô vùng da tổn thương. Sau đó dùng cồn, nước muối pha loãng hoặc  oxy già để sát trùng vết thương, loại bỏ vi khuẩn hiệu quả.

Những loại thuốc này sẽ loại bỏ vi khuẩn có hại ở mức độ nhất định. Cho nên chỉ đổ một lượng nhỏ lên vết cắn và thổi nhẹ vết thương khi bôi thuốc để giảm đau xót.

Nâng cao vùng bị thương

Nếu bị chó cắn vào chân hay cánh tay, bạn cần giơ cao vùng bị thương lên. Việc này rất quan trọng vì khi bị chó cắn bạn có thể bị chảy máu nhiều và cách làm này sẽ giúp cầm máu.

Cầm máu

Phải tiến hành cầm máu nếu như vết thương chảy máu khoảng 10-15 phút. Bạn nhớ rằng không nên cầm máu lúc đang rửa vết thương. Chỉ cầm máu sau 15 phút nếu máu vẫn tiếp tục chảy.

Lúc này bạn đặt 3 miếng gạc y tế lên vết thương rồi chờ khoảng 7 phút. Nếu máu vẫn tiếp tục chảy thì bạn nên đặt thêm nhiều miếng gạc lên nữa. Chú ý không gỡ miếng gạc trước đó vì sẽ khiến máu chảy nhiều hơn. Nên chờ cho đến khi máu ngừng chảy thì băng lại vết thương.

Trong trường hợp vết thương sâu và ra nhiều máu, phun thành tia thì bạn nên dùng thun để garo xung quanh vết thương và chi. Sau đó nhanh chóng đưa nạn nhân đến cơ sở y tế gần nhất để được cấp cứu kịp thời tránh mất quá nhiều máu.

Đưa nạn nhân đến cơ sở y tế gần nhất

Đưa nạn nhân đến cơ sở y tế để được theo dõi và điều trị kịp thời. Vết thương do chó cắn (không phân biệt chó nhà hay chó dại) cần được theo dõi cẩn thận tại cơ sở y tế ít nhất là 48 giờ.

Tiêm phòng cho nạn nhân

Nạn nhân khi được sơ cứu vết thương cần đến cơ sở y tế gần nhất để được tiêm phòng uốn ván và phòng dại để ngăn ngừa các biến chứng nguy hiểm.

cach co cuu khi bi cho can 1

Cách sơ cứu khi bị chó cắn. Cần tiêm phòng uốn ván và phòng dại cho nạn nhân khi bị chó cắn

Tuy nhiên việc có nên tiêm phòng dại cho nạn nhân không cần được theo dõi con chó và hỏi ý kiến bác sĩ.

Nếu trong 15 ngày con chó bỏ ăn, mất tích, chết hoặc bị giết, bán mổ thì cần tiêm phòng ngay cho nạn nhân. Sau đó có tiến trình điều trị phù hợp để nạn nhân nhanh chóng phục hồi sức khỏe và tránh khỏi những biến chứng nguy hiểm sau này.

Nếu sau 15 ngày con chó vẫn khỏe mạnh, ăn uống bình thường thì không nhất thiết phải tiêm phòng dại. Bởi nếu tiêm vắc xin phòng dại sẽ có những ảnh hưởng nhất định đến sức khỏe nạn nhân. Tuy nhiên về vấn đề này bạn nên hỏi kỹ ý kiến bác sỹ.

Khi bị chó cắn, nhất là chó dại sẽ rất nguy hiểm đến sức khỏe, tính mạng bệnh nhân nếu chúng ta không biết cách xử lý phù hợp, hiệu quả. Việc trang bị cho mình những kiến thức cần thiết để sơ cứu vết thương khi bị chó cắn sẽ giúp nạn nhân tránh được những biến chứng nguy hiểm, nhất là ở những nơi xa cơ sở y tế.

Giữ được bình tình để tiến hành sơ cứu cẩn thận sẽ giúp bạn loại bỏ được những tình huống xấu có thể xảy ra.

Những sai lầm khi xử lý vết thương bị chó cắn

Không tiêm phòng

Tiêm phòng là cách tốt nhất để đối phó với bệnh dại. Tuy nhiên, nhiều người lại chủ quan không tiêm phòng dẫn đến những hậu quả xấu.

Việt Nam là nước đã có vacxin phòng bệnh dại khi bị chó mèo dại cắn. Tuy nhiên, lại vẫn có nhiều trường hợp tử vong đáng tiếc do thiếu hiểu biết trong phòng ngừa, không xử lý và điều trị kịp thời, đúng cách sau khi bị chó dại cắn.

Nhờ thấy lang chữa dại

Do thiểu hiểu biết nên nhiều người có suy nghĩ lệch lạc việc tiêm phòng dại sẽ dễ dẫn tới bị điên dại. Do vậy họ tìm đến thầy lang để lấy thuốc nam về uống.

Vết thương vốn dĩ không thể nói lên được con chó có mang bệnh hay không. Việc nhờ thầy lang kiểm tra là vô cùng sai lầm. Do đó, an toàn nhất là đến kiểm tra tiêm phòng ở Trung tâm Y tế dự phòng hoặc trạm y tế địa phương.

Chủ quan vì chó nhà

Bệnh dại không chừa bất kì con chó nào, dù đó là chó nhà nuôi. Khi chúng đã mang virus dại, vết cắn sẽ truyền bệnh và khiến người bị cắn tử vong nếu không được tiêm phòng kịp thời.

cach co cuu khi bi cho can 2

Cách sơ cứu khi bị chó cắn. Tiêm phòng là cách tốt nhất để đối phó với bệnh dại

Cách phòng chống chó cắn và bệnh dại

- Nên hạn chế nuôi chó nếu nhà có trẻ em

- Tuân thủ lịch tiêm phòng cho chó mèo đầy đủ

- Khi nuôi chó cần nhốt hoặc xích lại để hạn chế cho trẻ tiếp xúc trực tiếp, nhất là vào mùa nắng nóng.

- Chó đi dạo hoặc ra đường cần đeo rọ mõm.

- Không dùng thuốc nam để điều trị khi bị chó cắn.

- Cần tiêm phòng đầy đủ cho trẻ khi bị chó dại cắn.

- Phải xử lý vết thương cho nạn nhân theo các bước trên khi bị chó cắn.

- Tuyệt đối không vì tức giận quá mà đánh chết chó.

Chúc bạn áp dụng thành công nhé.

comment Bình luận

largeer