Cách sơ cứu khi bị rắn độc cắn
Rắn độc cắn nguy hiểm như thế nào?
Rất nhiều người bị rắn cắn đã chủ quan với nọc độc của rắn và chưa nhận biết được rắn đọc hay rắn không độc.
Trên thực tế, phân biệt được rắn độc hay không độc rất khó. Ở Việt Nam mọi người thường nhận biết qua một số đặc điểm bên ngoài như: rắn hổ mang (khi chuẩn bị tấn công thì cổ bạnh, phát âm thanh đặc trưng); rắn cạp nong (thân mình "khúc vàng khúc đen"); rắn cạp nia (thân mình "khúc trắng khúc đen"); họ rắn lục (đầu to hình thoi hoặc tam giác)…
Rắn độc thường có 2 răng độc lớn, nằm ở răng cửa hàm trên. Răng độc cắn vào da như kim tiêm vào bắp thịt để dẫn nọc độc. Một số loại rắn hổ mang khi ở cách xa người vẫn có thể phun nọc độc gây tổn thương mắt, nhiễm độc toàn thân.

Cách sơ cứu khi bị rắn độc cắn. Việc phân biệt nọc độc rắn thuộc loại nào rất quan trọng trong việc chữa trị
Trong thành phần của nọc độc rắn có nhiều chất độc khác nhau, phụ thuộc vào số lượng nọc độc bơm vào cơ thể con người.
Số lượng nọc độc thường thay đổi, tuỳ thuộc nhiều yếu tố: loại rắn, kích cỡ con rắn, mức độ vết thương cơ học, một răng độc hay cả hai cùng xuyên qua da, số nhát cắn.
Hầu hết các trường hợp bị rắn độc cắn, nọc độc đi vào cơ thể theo đường mạch bạch huyết, nên sẽ nhanh hơn. Đặc biệt khi nạn nhân vận động nhiều, nọc độc xâm nhập càng nhanh.
Các biểu hiện của người bị rắn độc cắn thường là liệt, trước tiên thường là mắt không thể mở to, đau họng, khó nuốt, nói khó, sau đó là khó thở; biểu hiện về tim mạch thường là loạn nhịp tim…
Cách sơ cứu khi bị rắn độc cắn
- Khi bị rắn độc cắn, việc đầu tiên là nghĩ cách làm sao để nọc độc của rắn xâm nhập vào cơ thể ít và chậm hơn để bệnh nhân có đủ thời gian chuyển đến cơ sở y tế.
- Bệnh nhân không được tự đi lại, dùng biện pháp băng ép bất động với một số loại rắn (rắn cạp nong, cạp nia, hổ mang chúa, rắn biển và một số giống rắn hổ mang thường). Còn với rắn lục cắn thì cởi bỏ đồ trang sức ở chân, tay bị cắn vì có thể gây chèn ép khi vùng đó bị sưng nề. Và sau đó, vận chuyển bệnh nhân nhanh nhất có thể đến cơ sở y tế. Nếu bệnh nhân khó thở, khẩn trương hô hấp nhân tạo (hà hơi thổi ngạt hoặc bằng phương tiện y tế có tại chỗ như bóp bóng, máy thở xách tay...).

Cách sơ cứu khi bị rắn độc cắn. Không được đắp đá, chườm lạnh và tuyệt đối không bôi hóa chất, thuốc, lá cây… lên vết cắn
- Không được sử dụng biện pháp garo chi (tay/chân) dễ làm tắc nghẽn động mạch dẫn đến hoại tử và phải cắt bỏ chi hoặc liệt.
- Không nên trích, rạch tại vị trí vết cắn sẽ gây tổn thương thêm mạch máu, dây thần kinh... nhiễm trùng nặng.
- Không được đắp đá, chườm lạnh và tuyệt đối không bôi hóa chất, thuốc, lá cây… lên vết cắn.
-Quan sát tình trạng hô hấp của nạn nhân, nếu thở nhanh >30 lần/phút hoặc môi tím thì cần hô hấp nhân tạo ngay.
- Đưa nạn nhân đến bệnh viện càng sớm càng tốt. Nếu bệnh nhân tỉnh táo thì đưa đến bệnh viện lớn. Khi nạn nhân lơ mơ, hôn mê thì đưa đến cơ sở y tế gần nhất. Nếu có thể thì mang theo con rắn đã cắn đến cơ sở y tế để bác sĩ xác định thuốc kháng nọc phù hợp.
- Ngay sau khi bị rắn cắn đều cần xử lý và theo dõi tại bệnh viện ít nhất trong 12h giờ đầu. Nếu sau 24-48h thì việc điều trị sẽ không hiệu quả.

- Sản phẩm vì sức khỏe
-
Sẹo và thuốc trị sẹo Kaapvaal từ Công nghệ Y học tái tạo
Sẹo là dấu vết không mong muốn sau mỗi tổn thương trên da, có thể xuất hiện do tai nạn, bỏng, mụn trứng cá, phẫu thuật hoặc bệnh lý da liễu. Dù không ảnh hưởng đến sức khỏe nhưng sẹo có thể gây mất thẩm mỹ, khiến nhiều người mất tự tin.March 21 at 10:00 am -
Pfizer và VNVC ký thảo luận về sản xuất vắc xin
Tập đoàn dược phẩm hàng đầu thế giới Pfizer và Hệ thống tiêm chủng VNVC vừa ký kết hợp tác chia sẻ kiến thức, xây dựng nhà máy sản xuất vắc xin đạt chuẩn quốc tế tại Việt Nam.March 19 at 10:56 am -
Sữa & Bỉm Thanh Hiền - Nâng niu yêu bé, chăm sóc mẹ mỗi ngày
Với 9 năm hoạt động, cửa hàng Sữa & Bỉm Thanh Hiền khẳng định là điểm đến uy tín, đồng hành cùng ba mẹ trong chăm sóc bé. Phương châm "Vì con yêu là điều quý giá", Thanh Hiền đã mang đến sản phẩm chất lượng cho bé trong suốt hành trình khôn lớn.March 18 at 4:51 pm -
Hệ thống tiêm chủng VNVC tặng Bộ Y tế 500.000 liều vaccine sởi chống dịch
Chiều 17/3, Hệ thống Trung tâm tiêm chủng VNVC đã trao tặng 500.000 liều vaccine sởi (MVVAC - Việt Nam) cho Bộ Y tế, nhằm góp phần đẩy nhanh tốc độ bao phủ vaccine sởi trên toàn quốc.March 18 at 9:04 am