Cách xử lý khi trẻ bị chảy máu cam

Chảy máu cam không ảnh hưởng lớn đến sức khỏe nhưng có thể khiến trẻ hoảng sợ, hoang mang. Trong trường hợp trẻ bị chảy máu cam kéo dài sẽ làm cho trẻ mất máu nhiều, và tăng nguy cơ u xơ vòm mũi họng.
23/05/2018 15:32

1. Nguyên nhân dẫn đến trẻ chảy máu cam

Do va đập: Trẻ có thể chảy máu cam trong những lúc trẻ chơi đùa và cho những vật dụng, đồ chơi nỏ vào mũi, hoặc bị va đập vào các vật cứng như bàn, ghế,…

Do thời tiết: Độ ẩm không khí quá thấp cũng sẽ làm cho không khí quá khô, màng nhầy vách mũi trẻ cũng bởi vậy mà không còn đàn hồi, giảm độ co giãn và vô cùng nhạy cảm. Chỉ cần có sự chà xát nhỏ như khi bé hát hơi hay dụi mũi cũng có thể làm máu cam chảy. Cũng tương tự khi trời nóng, các mạch máu giãn nở, trẻ sẽ cảm thấy ngứa và có thể ngoáy mũi và làm vỡ mạch máu.

Thiếu Vitamin C: Có tác dụng bảo vệ trẻ đặc biệt chống lại các bệnh truyền nhiễm. Việc thiếu hụt vitamin C làm cho sức đề kháng của trẻ suy yếu, các cơ quan, đặc biệt là hệ hô hấp bị vi khuẩn truyền nhiễm tấn công, một phần gây tổn thương vùng mạch máu khiến trẻ bị chảy máu cam.

cach xu ly tre bi chay mau cam

Cách xử lý khi trẻ bị chảy máu cam. Trẻ có thể chảy máu cam trong những lúc trẻ chơi đùa 

Viêm mũi: Viêm mũi thường làm cho các mạch máu, bao gồm cả động mạch và tĩnh mạch mở rộng, do đó hệ thống mạch máu trong khoang mũi của trẻ cũng có những biến đổi nhất định nên dễ dàng gây ra chảy máu mũi khi có tác động nhẹ từ bên ngoài.

Do gãy xương mũi hay vỡ nền sọ (cần đặc biệt cẩn thận nếu chảy máu mũi xuất hiện sau chấn thương đầu).

Hoặc do trẻ bị bệnh chảy máu hay rối loạn đông máu.

2. Cách xử lý khi trẻ bị chảy máu cam

Mẹ xác định trẻ là chảy máu cam một bên hay cả 2 bên bằng cách lau sạch hốc mũi 2 bên, sau đó cho trẻ cúi người về phía trước để có thể xác định bên bị chảy máu

Đặt trẻ ngồi thẳng, đầu và cổ hơi ngả về trước. Tư thế này giúp máu không chảy xuống họng, tránh gây nôn và tiêu chảy. Mẹ không đặt trẻ nằm hay ngả đầu ra sau hoặc kẹp đầu giữa hai đầu gối.

Mẹ dùng ngón trỏ và ngón cái bóp chặt hai bên cánh mũi (phần chóp mũi mềm) của trẻ. Không bóp phần xương sống mũi vì làm vậy không thể giúp cầm máu, cũng đừng ấn một bên cánh mũi, kể cả nếu chỉ chảy máu ở một phía.

Bóp chặt cánh mũi trong 5-10 phút, dùng đồng hồ để xem giờ cho chính xác. Không thả tay quá thường xuyên để kiểm tra xem lượng máu và ngừng chảy chưa. Hướng dẫn trẻ nhổ máu tích tụ trong miệng vì nuốt máu có thể gây nôn.

Bố mẹ nên đưa trẻ đến gặp bác sỹ vì đấy có thể là dấu hiệu của một số bệnh khác. Sau khi mũi đã ngừng chảy máu, bố mẹ nên giữ trẻ nghỉ ngơi, tránh cho trẻ hoạt động mạnh, không nên để cho trẻ ra ngoài trời nắng và để ý tránh không cho trẻ dùng tay dụi vào mũi .

Sau khi thực hiện các bước trên mà máu vẫn tiếp tục chảy mẹ cần đưa trẻ đi khám ngay nếu có dấu hiệu:

Trẻ bị chảy máu mũi liên tục trong thời gian ngắn.Có các triệu chứng hoa mắt, choáng váng.Nhịp tim đập nhanh,có hiện tượng khó thở. Trẻ có tình trạng nôn ra máu. Chảy máu mũi kèm theo sốt cao liên tục từ 2 – 3 ngày hoặc sốt phát ban.

3. Trẻ bị chảy máu cam nên ăn gì?

  • Vitamin K

Khi trẻ bị chảy máu mũi các mẹ nên bổ sung vitamin K trong thực đơn hàng ngày. Loại vitamin này giúp máu đông bình thường, không bị chảy ra quá nhiều. Nguồn cung cấp vitamin K chủ yếu là từ các loại rau xanh. Bạn có thể bổ sung cho trẻ thông qua bữa ăn giàu các loại rau xanh như:

- Cải bó xôi

- Cải xoăn

- Húng quế

- Bông cải xanh

- Bắp cải

- Măng tây

cach xu ly tre bi chay mau cam.jpg 1

Cách xử lý khi trẻ bị chảy máu cam. Khi trẻ bị chảy máu mũi các mẹ nên bổ sung vitamin K trong thực đơn hàng ngày

  • Kali

Bổ sung khoáng chất kali trong bữa ăn sẽ giúp cơ thể trẻ điều chỉnh lưu thông khí huyết. Khi thiếu kali, nguy cơ mất nước sẽ cao dẫn đến các mô, mao mạch mũi bị khô rát, khát nước. Mẹ có thể bổ sung kali cho bé mỗi ngày thông qua bữa ăn chứa nhiều trái cây, rau quả, thức ăn như chuối, quả bơ, cà chua, sữa chua, cá, nghêu, cà rốt…

  • Vitamin C

Một trong những nguyên nhân gây chảy máu cam ở trẻ phổ biến nhất là do cơ thể thiếu hụt vitamin C. Loại vitamin C này đóng vai trò quan trọng trong việc giảm nguy cơ chảy máu cam. Vitamin C có chức năng ngăn ngừa bệnh Scurvy hay dân gian còn gọi là “vết ma cắn”, bệnh gây chảy máu nhiều ở các cơ quan như chân răng và chảy máu mũi.

Vitamin C còn là yếu tố giúp tăng cường sức mạnh của các mạch máu, hạn chế bị vỡ khi có tác động mạnh. Bạn cần cung cấp cho bé khoảng 75 – 90mg vitamin C mỗi ngày. Nguồn cung cấp vitamin C dồi dào có thể kể đến:

  • Ớt chuông, đứng đầu danh sách thực phẩm giàu vitamin C
  • Ổi
  • Trái cây họ cam, quýt, bưởi
  • Trái cây mọng nước như dâu tây, việt quất…

Tuy nhiên, bạn cần cân nhắc việc cho trẻ uống vitamin C từ thực phẩm bổ sung.

  • Chất sắt

Thiếu sắt dẫn đến thiếu máu và nhiều rối loạn khác có liên quan, khiến cơ thể dễ bị chảy máu. Do đó, sẽ là thiếu sót lớn nếu bỏ qua vi chất này khi bàn đến việc chảy máu cam nên ăn gì. Bên cạnh các loại thịt đỏ như thịt dê, thịt bò, thịt nạc, hải sản như tôm, sò huyết, bạn cũng có thể cung cấp sắt cho bé từ các loại đậu, ngũ cốc nguyên hạt hay mật mía.

comment Bình luận

largeer