Chảy máu cam phải làm sao?
Chảy máu cam không phải là chuyện nhỏ
Chảy máu cam (chảy máu mũi) xuất hiện khi các mạch máu nhỏ trong mũi bị vỡ, điều này khiến cho máu ồ ạt chảy ra ngoài. Chảy máu cam có thể xuất hiện ở cả người lớn và trẻ nhỏ, song xuất hiện nhiều ở trẻ từ 2 – 10 tuổi. Chảy máu cam thường xuất hiện nhiều vào buổi sáng và đa số các trường hợp chảy máu cam đều không rõ nguyên nhân.
Tiến sĩ Ashim Desai, bác sĩ phẫu thuật tai mũi họng của Ấn Độ cho rằng, những lý do khác nhau có thể gây ra chảy máu mũi bao gồm: sau chấn thương, dị ứng, nhiễm trùng hoặc bất kỳ lý do nào khác.
Trong các nguyên nhân gây chảy máu cam thì nguyên nhân chính là do nhiễm trùng xoang, cảm lạnh nặng, sử dụng thuốc và lạm dụng thuốc xịt chống sung huyết, bệnh bạch cầu, bệnh gan, rối loạn đông máu di truyền và bệnh ưa chảy máu… Ngoài ra, người bị chảy máu cam cũng có thể xuất hiện do chấn thương mũi từ va đập, xì mũi quá mạnh hoặc ngoáy mũi nhiều lần…
Chảy máu cam thường biểu hiện ở hai dạng chính là chảy máu mũi trước và chảy máu mũi sau:
Chảy máu mũi trước: có khoảng 90% trường hợp chảy máu cam ở dạng này. Vị trí hay bị chảy máu nhất là đám rối Kieselbach ở phần dưới của vách ngăn mũi. Khu vực này chứa nhiều mạch máu nhỏ rất dễ vỡ khi xì mũi hay khi có chấn thương cục bộ (ngoáy mũi, day mũi).

Chảy máu cam phải làm sao? Chảy máu cam thường gặp ở trẻ nhỏ từ 2 - 10 tuổi
Chảy máu mũi sau: chỉ có khoảng 10% các trường hợp bị chảy máu mũi dưới dạng này. Nó thường liên quan đến các mạch máu ở cao hơn và sâu bên trong mũi. Tình trạng này thường xảy ra ở trẻ nhỏ và người già. Nó có thể gây nguy hiểm nếu không được kiểm soát kịp thời.
Chảy máu cam là hiện hết sức bình thường do một số thói quen sinh hoạt. Tuy nhiên, nếu chảy máu cam với tần suất dày đặc và lượng máu nhiều thì không hề đơn giản. Các bác sĩ cho rằng, chảy máu cam bất thường không nên chủ quan bởi nó có thể là dấu hiệu của nhiều bệnh lý nguy hiểm như:
- Viêm mũi cấp và mãn tính: tình trạng này làm cho lớp chất nhày bảo vệ bề mặc niêm mạc mũi bị tổn thương, các mạch máu nằm ngay dưới đó cũng bị xước gây ra tình trạng chảy máu.
- U xơ vòm mũi họng: đây là căn bệnh thường gặp ở nam giới, Bệnh có thể dẫn đến tình trạng xuất huyết mũi (chảy máu cam).
- Dị vật trong mũi: chảy máu cam cũng có thể xuất hiện do trong mũi vướng một dị vật gì đó, nó khiến cho các mao mạch bị tổn thương dẫn đến chảy máu cam.
- Thiếu vitamin C: đây cũng là dấu hiệu điền hình của chứng chảy máu cam thường xuyên. Thiếu vitamin C dẫn đến khô da, dễ bị xuất huyết dưới da, chảy máu cam, chảy máu lợi.
- Nhiễm trùng xoang hoặc có khối u: máu chảy ra từ mũi có màu đậm, mùi hôi chứng tỏ đây là hiện nhiễm trùng xoang hoặc khối u trong mũi. Bệnh này thường gặp ở người trưởng thành.
- Ung thư vòm họng: chảy máu am cũng có thể là dấu hiệu bệnh ung thư vòm họng. Trong trường hợp này chảy máu cam sẽ kèm theo ngạt tắc mũi, ù tai, mệt mỏi…
Chảy máu cam phải làm sao?
Chảy máu cam thường xuất hiện bất ngờ nên cần cầm máu nhanh, nếu không cầm máu kịp thời có thể dễ dẫn đến chảy máu quá nhiều gây thiếu máu, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe.
Khi bị chảy máu cam, bạn phải thật bình bĩnh, không được lo lắng vì lo lắng có thể làm máu chảy nhiều hơn. Đồng thời lúc này cũng không được hoạt động mạnh. Tốt hơn cả là bạn hơi nghiêng đầu về phía trước, không nên cúi hẳn đầu.
Đối với nhiều người, đây có vẻ là một lời khuyên hơi bất thường, bởi đầu thường phải ngẩng cao. Song nếu bạn làm như thế có nghĩa là bạn đang cản trở đường ra của máu. Máu sẽ chảy men theo yết hầu vào dạ dày và có thể gây ra nôn mửa khi máu chảy vào nhiều.
Cách sơ cứu khi bị chảy máu cam:
Bước 1: Cầm máu bằng cách dùng hai ngón tay bóp nhẹ vào cánh mũi và vách ngăn tương ứng điểm mạch kisselbach.

Bước 2: yêu cầu bệnh nhân ngồi cúi phía trước khoảng 5 – 10 phút. Tư thế ngồi thì đầu sẽ cao hơn tim do đó áp suất máu vùng mũi sẽ giảm bớt, giúp giảm chảy máu.
Bước 3: giữ cố định như vậy, không được ngả đầu về phía sau, máu sẽ đi vào khí quản hoặc cổ họng gây nghẹt thở.
Lưu ý:
- Không được sử dụng túi chườm đá để lên mũi vì nó không có tác dụng cầm máu.
- Nên đến bác sĩ khi bị chảy máu quá nhiều, chảy máu thường xuyên, cầm máu không được.
Làm thế nào để ngăn ngừa chảy máu cam?
- Nên thường xuyên ăn các loại trái cây giàu vitmin C như cam, quý trong thực đơn hàng ngày. Ngoài ra, những loại thực phẩm này còn bổ sung thêm bioflavonoids giúp ngăn chặn các mạch máu vỡ. Từ đó giảm nguy cơ bị chảy máu cam.
- Từ bỏ thói quen ngoáy mũi, xì mũi quá mạnh.
- Luôn giữ ẩm cho mũi bằng cách uống nhiều nước nhưng tuyệt đối không được dùng kem dưỡng ẩm cho mũi.
- Từ bỏ thói quen hút thuốc vì khói thuốc có thể kích thích và làm tổn thương niêm mạc mũi.

- Sản phẩm vì sức khỏe
-
Công tác đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP được chia thành 02 cấp
Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà ký Quyết định số 1489/QĐ-TTg ngày 6/7/2025 sửa đổi, bổ sung một số nội dung Quyết định số 148/QĐ-TTg về việc phê duyệt Bộ tiêu chí và quy trình đánh giá, phân hạng sản phẩm Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP).July 7 at 7:32 am -
Đau họng, ợ hơi, tức ngực: Người đàn ông ngỡ ngàng phát hiện ung thư đại tràng sớm qua nội soi
Người đàn ông 37 tuổi khỏe mạnh bàng hoàng phát hiện có tổn thương nguy cơ ung thư nhờ công nghệ nội soi hiện đại tại Bệnh viện Thu Cúc. Câu chuyện của anh là hồi chuông cảnh tỉnh cho nhiều người trẻ còn đang chủ quan, thờ ơ với sức khỏe tiêu hóa.July 2 at 10:13 am -
Lấy lại nụ cười tự tin với dịch vụ bọc răng sứ tại TCI
Hàng nghìn khách hàng đã tìm lại nụ cười tự tin nhờ dịch vụ bọc răng sứ tại Khoa Răng Hàm Mặt bệnh viện Đa khoa Quốc tế (ĐKQT) Thu Cúc TCI.July 1 at 12:01 pm -
Chấm dứt ợ hơi, ợ chua, mất ngủ nhờ phương pháp đo áp lực thực quản HRM hiện đại
Từng khổ sở với ợ hơi, ợ chua, nuốt vướng và mất ngủ triền miên, chị H.T.B.L (38 tuổi) đã tìm lại giấc ngủ ngon và sức khỏe chỉ sau thời gian ngắn điều trị tại Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Thu Cúc nhờ kỹ thuật đo áp lực và nhu động thực quản độ phân giải cao HRM.July 1 at 12:00 pm