Vừng đen có tác dụng gì?

Vừng đen có tác dụng gì? Trong Y học cổ truyền, vừng đen có vị ngọt, tính bình giúp dưỡng huyết, nhuận táo, ích khí lực... Hơn nữa, sử dụng vừng đen đúng cách có thể trị sưng tấy, vết bỏng và làm cao dán nhọt...
25/01/2018 20:48

Tác dụng của vừng đen

Vừng đen hay còn gọi là mè, dạng cây thảo có lông mềm, lá mọc đối, đơn, nguyên, có cuống, hình bầu dục, thon hẹp ở hai đầu. Hoa trắng, mọc đơn độc ở nách, có cuống ngắn. Quả nang kép dài, có lông mềm, có 4 ô mở từ gốc lên. Hạt nhiều, thuôn, vàng nâu hay đen, hơi bị ép dẹp, hầu như nhẵn, có nội nhũ.

Được biết, dầu vừng làm từ vừng đen có chứa 40% acid béo một nối đôi, 18% acid béo bão hoà. Tỷ lệ 4.4.1 đạt tiêu chuẩn vì theo lý thuyết cần áp dụng mỗi thứ 1/3, tuy nhiên trong thức ăn hàng ngày thường có acid béo bão hoà ; dầu vừng ít acid béo bão hoà, phối hợp với nhau mỗi thứ 1/3. Như vậy ăn dầu vừng tốt hơn dầu dừa, dầu cọ. Dầu vừng để lâu không bị ôi.

Vung den co tac dung gi (1)

Vừng đen có tác dụng gì? Dầu vừng đen có chứa acid béo một nối đôi và acid béo bão hoà

Nó có tác dụng bổ ích can thận, dưỡng huyết, khu phong, nhuận tràng, bổ ngũ tạng, tăng khí lực, làm sáng mắt, phát triển bắp thịt, bổ ích tinh tủy. Mặc dù phân tích hoá học không thấy khác biệt nhiều giữa thành phần cuả vừng trắng và vừng đen nhưng kinh nghiệm sử dụng chỉ dùng vừng đen với ý nghĩ màu đen đi vào thận nên vừng đen bổ thận. Y học dân gian cho rằng nước sắc lá và rễ vừng đen bôi lên đầu làm tóc mọc tốt và đen hơn. Hoa vừng đen vò nát đắp lên mắt làm dịu sưng đỏ.

Bài thuốc hay từ vừng đen

Giữ cho da đẹp và tóc lau bạc

Vừng đen 500g đem phơi khô, sao chín, tán ra bột, cho vào lọ sạch dùng dần. Khi ăn, cho 1-2 thìa bột vừng vào bát, cho thêm đường tùy theo khẩu vị (nếu có đường phèn càng tốt), đổ nước sôi vào quấy đều thành chè. Ăn liên tục nhiều ngày có tác dụng rất tốt cho da, tóc.

Chữa đầy bụng, chướng bụng

Triệu chứng của người bệnh có cảm giác ậm ạch, sau mỗi lần ăn vào lại đầy bụng, chướng hơi bí bích không tiêu. Lấy vừng đen giã nhỏ nấu cháo và cho vào 1 cái vỏ quýt khô. Khi ăn nêm một ít muối vừa miệng. Ăn vài lần sẽ khỏi.

Vung den co tac dung gi (2)

Vừng đen có tác dụng chữa đầy bụng, chướng bụng

Chữa sản phụ thiếu sữa

Lấy 30g vừng đen giã nhỏ cùng với gạo tẻ (chừng 50 - 60g) cho vào nước nấu nhừ thành cháo ăn. Món cháo này vừa có tác dụng lợi sữa, vừa nhuận tràng, thích hợp với phụ nữ sau khi sinh bị táo bón và không đủ sữa cho con bú.

Ngoài ra, có thể dùng 30g vừng giã nhỏ, tằm rang khô 10g nghiền vụn (có thể theo tỷ lệ này làm nhiều, bảo quản tốt để dùng dần). Cả 2 thứ đem trộn với đường đỏ (vị vừa ăn), đổ nước sôi vào, đậy nắp kín, sau 10 phút thì uống. Mỗi ngày uống 1 lần lúc đói. Chỉ uống 2 ngày là sữa bắt đầu ra, uống sau 4 ngày thì sữa ra đều và đủ cho con bú.

Hỗ trợ điều trị viêm mũi mạn tính

Lấy một ít dầu vừng đem đun sôi, giữ nhỏ lửa cho sôi nhẹ 15 phút. Khi nguội, đổ dầu vào lọ sạch có nút kín, dùng dần. Ngày nhỏ mũi 3 lần: mới đầu chỉ nhỏ 2 - 3 giọt, khi đã quen thì tăng lên 4 - 5 giọt. Sau khi nhỏ thuốc không cử động mạnh 2 - 3 phút cho dầu lan ra ngấm kỹ vào niêm mạc mũi. Dùng sau 2 tuần sẽ bệnh sẽ đỡ.

Chữa chân tay đau buốt hơi thũng do thấp nhiệt

Lấy 40g hạt vừng đen, rang thơm, tán bột, đổ vào 40g rượu, ngâm trong một đêm, chia đều uống nhiều lần, bệnh sẽ giảm dần và khỏi.

Chữa táo bón

Bài 1: Vừng đen 200g, hà thủ ô đỏ, kỳ tử, long nhãn, tang thầm (quả dâu), bá tử nhân (hạt trắc bá) mỗi vị 100g, mật ong vừa đủ. Tán bột làm viên, mỗi ngày uống 10-20 viên, có thể dùng ở dạng thuốc sắc liều thích hợp.

Bài 2: Vừng đen, đại táo, xuyên khung, đương quy, bá tử nhân, mỗi vị 8g. Thục địa, bạch thược mỗi vị 12g. Tất cả cho vào ấm sắc uống ngày một thang.

comment Bình luận

largeer