Bảng chuẩn cân nặng và chiều dài thai nhi theo từng tuần tuổi
Theo nghiên cứu, cân nặng và chiều dài của thai nhi sẽ ảnh hưởng bởi các yếu tố:
- Di truyền
- Hình dáng cơ thể của người mẹ trước khi mang thai
- Tuổi của người có bầu
- Chế độ dinh dưỡng trong suốt thai kỳ
Bảng chuẩn cân nặng và chiều dài thai nhi theo từng tuần tuổi để người mẹ điều chỉnh chế độ dinh dưỡng
- Các bệnh lý bà bầu mắc phải
- Cân nặng của người mẹ tăng khi mang bầu
- Số lượng thai trong bụng mẹ: Đa thai hoặc song thai.
Bảng chuẩn cân nặng và chiều dài thai nhi theo từng tuần tuổi
Bảng cân nặng đưa ra được thống kê và tính mức trung bình của các bé, trên thực tế, cân nặng và chiều dài của thai nhi có thể to hoặc nhỏ hơn 1 chút so với số liệu ghi trong bảng.
Chỉ số chiều dài của thai nhi thường được tính bằng cách: Từ tuần thứ 8 – 20, chiều dài của thai nhi được đo từ đầu đến mông thai nhi ( do chân thai nhi lúc này vẫn còn cuộn tròn cùng cơ thể cho nên rất khó để đo) và từ tuần 21 – 40 chiều dài của thai nhi được đo từ đầu cho đến chân.
Cân chuẩn cho bà bầu theo từng tuần
Bên cạnh việc quan tâm đến cân nặng của thai nhi, người mang bầu cũng cần nắm được mức tăng cân chuẩn cho mình bởi người mẹ phải khỏe mạnh thì đứa trẻ trong bụng mới phát triển ổn định được.
Mức tăng cân của bà bầu thường được tình bằng chỉ số BMI - chỉ số khối cơ thể theo công thức:
BMI = trọng lượng/(chiều cao)2
Đối với các mẹ bầu có cân nặng, chiều cao trung bình (trước khi mang thai) - tức là chỉ số khối cơ thể (BMI) dao động trong khoảng 18,5 - 24,9 thì nên tăng khoảng 9 - 12kg trong cả thai kì và chia theo các giai đoạn như sau:
+ Thai kì đầu: 1,5 - 2kg (trong 3 tháng)
+ Thai kì giữa và cuối: 1 - 2kg/tháng.
- Thai đôi, mức tăng cân có thể dao động từ 16 - 20kg.
Bảng chuẩn cân nặng và chiều dài thai nhi theo từng tuần tuổi sẽ phụ thuộc rất nhiều vào việc cơ thể người mẹ tăng hay giảm cân nặng
- Đối với những mẹ bầu thừa cân thì mức tăng ít hơn, khoảng 1kg/thai kì thứ nhất và những tuần sau đó chỉ nên tăng khoảng 200 - 300g/tuần.
- Đối với mẹ bầu bị thiếu cân thì cần tăng khoảng 2,5kg/thai kì đầu và khoảng 500 - 600g/mỗi tuần sau đó.
Căn cứ vào chỉ số này, mẹ bầu nên ăn uống điều độ, đủ chất, tránh tăng cân quá nhiều/quá ít đều có thể gây ảnh hưởng không tốt tới bản thân và em bé trong bụng, điển hình là bệnh tiểu đường, sinh non, khó sinh do thai to, thai chậm phát triển,...
Ăn gì để thai nhi tăng cân đều ?
Trong suốt thai kì, bà bầu cần ăn đủ chất dinh dưỡng để đảm bảo cho thai nhi tăng cân.
Một số lưu ý về thực phẩm như:
- Ăn nhiều thực phẩm chứa chất đạm đặc biệt là đạm động vật như sữa, trứng, thịt và các loại hải sản.
- Ăn thành nhiều bữa nhỏ và tăng dần lượng thức ăn
- Bổ sung thực phẩm giàu sắt như: thịt đỏ (thịt lợn, thịt bò), rau dền, các loại rau có màu xanh đậm… Một số thực phẩm giàu canxi: sữa, tôm, cá nhỏ (ăn cả xương), cua, ốc, hạt vừng…
- Ăn cá ít nhất 3-4 lần/tuần để bổ sung các axít béo giúp phát triển trí não thai nhi.
Trong thai kỳ, bà bầu nên bổ sung nhiều chất đạm, sắt, rau xanh...
- Chú ý ăn đủ rau xanh, ngày 400-600 g để tránh táo bón. Bổ sung quả chín để cung cấp vitamin.
– Kiêng chất kích thích như: rượu, cà phê, thuốc lá, chè đặc, ớt, hạt tiêu, giấm….
- Nên ăn nhạt, bớt muối nhất là những bà mẹ bị phù thận để giảm phù và tai biến khi sinh.
- Uống thêm viên sắt hàm lượng 60 mg/ngày để phòng thiếu máu thiếu sắt, uống cho đến sau khi sinh 1 tháng. Chú ý khi uống sắt phải bổ sung thêm vitamin C giúp hấp thu sắt 100%.
- Lượng canxi cần bổ sung trong suốt thời gian mang thai là 800-1.000 mg một ngày.
- Bên cạnh đó, cần bổ sung các loại vitamin: A; D; B1,2,6; C… Vitamin D giúp hấp thu các khoáng chất như canxi, phốt pho.
- Người mang thai cũng nên dành thời gian hoạt động ngoài trời càng nhiều càng tốt hoặc bổ sung vitamin D hàng ngày.
- Sản phẩm vì sức khỏe
-
Doanh nhân Nguyễn Phương Hoa: Người kiến tạo thành công từ kiến thức và đam mê
“Thành công có công thức, thất bại có lý do” - câu nói này đã trở thành kim chỉ nam cho hành trình khởi nghiệp đầy gian nan nhưng cũng vô cùng ý nghĩa của CEO Nguyễn Phương Hoa, người sáng lập và điều hành Tập đoàn Relab Group.November 14 at 9:11 am -
Lợi ích vượt trội của sữa hạt đối với sức khỏe
Trong thời gian gần đây, sữa hạt được coi là nguồn cung cấp dinh dưỡng quan trọng đối với rất nhiều đối tượng. Vậy sữa hạt là gì? Giá trị dinh dưỡng của sữa hạt như thế nào? Các bạn hãy tham khảo bài viết sau đây để giải đáp các thắc mắc trên!November 13 at 10:23 am -
Vai trò của 2’FL HMO đối với trẻ nhỏ
Trong thời gian gần đây, trong một số loại sữa công thức có bổ sung thành phần dưỡng chất quan trọng là 2’FL HMO. Vậy dưỡng chất này là gì? Có lợi cho trẻ em như thế nào? Bài viết sau đây sẽ cung cấp cho các mẹ thông tin hữu ích về loại dưỡng chất đặc biệt này.November 13 at 10:23 am -
Sản xuất gia công sữa hạt theo yêu cầu – đáp ứng nhu cầu dinh dưỡng cho thị trường hiện đại
Sữa hạt dần trở thành lựa chọn dinh dưỡng phổ biến, đặc biệt với những người tìm kiếm thay thế sữa động vật hoặc duy trì chế độ ăn lành mạnh. Nhu cầu sữa hạt tăng cao khi người tiêu dùng chú trọng hơn vào dinh dưỡng tự nhiên và sức khỏe bền vững. Dịch vụ gia công sữa hạt theo yêu cầu là giải pháp lý tưởng giúp các thương hiệu cung cấp sản phẩm sữa hạt chất lượng.November 13 at 10:23 am