Có bầu uống bia được không

Bia là loại đồ uống lâu đời nhất của con người. Bia uống điều độ có lợi cho sức khỏe nhưng nếu uống quá nhiều gây ra các bất lợi như hạ đường huyết, sỏi tiết niệu… Bia không phải là loại đồ uống lý tưởng cho bà bầu.
02/05/2018 09:48

1. Bia là gì?

Theo nghiên cứu, bia là tên gọi có nguồn gốc từ tiếng Pháp. Nó được sử dụng để gọi tên một loại đồ uống có cồn. Bia được tạo ra nhờ quá trình lên men đường lơ lửng trong môi trường lỏng và dung dịch sau quá trình lên men không trưng cất. Đường để sản xuất bia được chiết xuất từ các loại hạt ngũ cốc.

Bia được xem là loại đồ uống lâu đời nhất của con người. Bia bắt đầu được con người sản xuất từ khoảng 7.000 năm trước công nguyên (TCN) ở vùng Lương Hà, Iran ngày nay.

Ngoài ra, lịch sử lưu truyền câu chuyện về một nguồn gốc khác của bia. Theo đó, bia được phát minh bởi một bệnh nhân nghèo trong một lần vô tình bỏ bánh mì cứng và ly nước cho mềm để ăn. Nhưng ông ta đã để quên nó trong cốc nước vài ngày. Sau khi bánh mì đã lên men trong cốc nước, do quá đói nên ông ta cố ăn.

Hơi men đã làm người đàn ông này say vài ngày, cảm giác như mắc bệnh và sau đó tỉnh lại. Nhận thấy sự kỳ diệu của đồ uống này, ông đã kiên trì làm thí nghiệm với mong muốn tạo ra một phương thuốc chữa bệnh cho con người.

Tuy nhiên, đây cũng chỉ là câu chuyện truyền miệng từ đời này sang đời khác. Lịch sử vẫn tin tưởng những giá trị khảo cổ học về nguồn gốc ra đời bia từ 7.000 năm TCN.

Empty

Có bầu uống bia được không? Là là loại đồ uống được sử dụng phổ biến nhất trên toàn thế giới

Hiện nay, bia được sản xuất và bày bán ở khắp thế thế giới. Tùy thuộc vào khu vực mà bia có màu sắc, hương vị đặc trưng riêng. Nổi tiếng nhất là thương hiệu bia Hà Lan, bia Đức, bia Bỉ hay bia Pháp…

Mạch nha, hoa bia, men bia là những nguyên liệu nhất định phải có khi sản xuất bia. Bia được phân loại với các tên khác nhau. Ví dụ theo khu vực hoặc theo quố gia: bia châu Âu, bia châu Á hay bia Mỹ, bia Nhật…

Ngoài công dụng là đồ uống giải khát vào mùa hè, bia được sử dụng để trang trí trong cac sbuoori tiệng, giúp phục hồi tóc hư tổn, làm mịn da, làm da vị nấu ăn… Đặc biệt, bia còn được sử dụng để làm cocktail… Ngày nay, sản xuất bia còn đóng góp tích cực cho nền kinh tế quốc gia.

Đối với sức khỏe con người, bia là loại đồ uống có tính hai mặt. Bia uống với liều lượng vừa đủ sẽ tốt cho sức khỏe. Bia uống quá nhiều gây nguy hiểm cho tính mạng con người.

Theo nghiên cứu, uống bia thường xuyên với mức độ vừa phải có thể làm giảm 19% nguy cơ tử vong so với những người không uống. Ngoài ra, uống bia vừa đủ còn giúp chống ung thư, ngăn sỏi thận, tốt cho xương, giảm cân.

Song nếu uống bừa bãi, lạm dụng uống quá nhiều bia có thể dẫn đến tình trạng: hạ đường huyết, sơ gan, sỏi tiết niệu. Bởi bia có làm cho nồng độ axit uric trong cơ thể tăng cao gây bện gút. Axit uric lắng đọng trong nước tiểu sẽ gây bệnh sỏi thận, sỏi bàng quang.

2. Có bầu uống bia được không?

Một số thông tin “vỉa hè” cho rằng: bà bầu uống bia rất tốt. Bởi uống bia tốt cho đường tiêu hóa, giúp con sinh ra có da trắng, môi đỏ. Có thông tin khác nhận định, 3 tháng cuối bà bầu siêu âm thấy con quá lớn, dự đoán khó sinh thì có thể uống bia để em bé thon gọn lại và dễ sinh hơn.

Tuy nhiên, chưa có công trình nghiên cứu khoa học hiện đại nào chứng minh bà bầu uống bia sinh con trắng, môi đỏ, dễ sinh. Hầu hết các chuyên gia y tế để khuyến cáo mẹ bầu không được uống bia trong suốt thời kỳ dưỡng thai. Bởi bia có thể gây ra nhiều tác hại đối với sức khỏe thai nhi.

Theo bác sĩ Nguyễn Ngọc THông – trung tâm chăm sóc sức khỏe sinh sản TP. Hồ Chí Minh: phụ nữ mang thai không nên dùng nhiều rượu bia bởi đây là thức uống có cồn. Hàm lượng cồn trong rượu bia đi vào máu có ảnh hưởng đến chức năng nội tạng của mẹ bầu và tác động trực tiếp lên thai nhi.

Mặc dù bia không có hàm lượng cồn cao như rượu như bia vẫn chứa cồn (nồng độ cồn khoảng từ 3 – 7%) và có ga. Hai yếu tố này có tác động nhất định đến sức khỏe của mẹ và thai nhi.

Empty

Phụ nữ tuyệt đối không được uống bia khi mang thai

Nghiên cứu của các nhà khoa học Mỹ chỉ ra, bà bầu mang thai trong 3 tháng đầu nếu uống bia có thể làm gia tăng nguy cơ sảy thai và thai chất lưu. Theo đó, chỉ 1 cốc bia mỗi ngày cũng có thể gây sảy thai.

Ở những bà bầu thai lớn hơn, uống bia mỗi ngày có thể dẫn đến tình trạng sinh con nhẹ cân. Đồng thời con sinh ra gặp khó khăn về ngôn ngữ, học tập, khả năng diễn đạt, dễ bị tăng động và mắc một số dị tật khác.

Một số nghiên cứu chỉ ra, bà bầu uống bia quá nhiều khiến thai nhi mắc phải hôi chứng rối loạn thai nhi do rượu (FASD). Hội chứng ngộ độc rượu ở thai nhi FAS là dạng nặng nhất của  hội chứng FASD. Những trẻ mắc FAS sẽ có sự phát triển kém. Đồng thời, khuyết tật tim, cột sống, tổn thương thần kinh trung ương.

Ngoài ra, một số phụ nữ sau sinh uống bia thấy sữa xuất hiện nhiều. Điều này được lý giải bởi tác động của một số thành phần trong lúa mạch dùng để sản xuất bia, có tác động làm tăng hormone kích thích sản xuất sữa. Tuy nhiên uống nhiều sẽ ức chế một loại hormone khác giúp tiết sữa dẫn tới khó khăn cho việc bé bú sữa mẹ.

Tóm lại, bà bầu không được uống bia khi mang thai. Thay vào đó hãy uống những loại nước có lợi cho sức khỏe và thai nhi như: nước ép trái cây, nước lọc, trà gừng…

comment Bình luận

largeer