Có bầu uống sữa đậu nành được không
1. Sữa đậu nành là gì?
Sữa đậu nành là một trong những thức uống phổ biến được làm từ đậu tương. Sữa đậu nành thơm, mát, hơi ngậy, khi uống có thể cho thêm đường để tăng vị ngọt.
Sữa đậu nành được sản xuất và buôn bán nhiều tại Trung Quốc và Việt Nam. Sữa đậu nành làm thủ công được xem là đồ uống phổ biến vào buổi sáng ở Trung Quốc.
Để đáp ứng nhu cầu sử dụng của người dân, sữa đậu nành được đưa vào sản xuất công nghiệp với nhiều vị khác nhau như vị vani, socola…
Theo kinh nghiệm, sản xuất sữa đậu nành khá đơn giản. Người dân chỉ cần xay hạt đậu tương bằng máy xay sinh tố theo tỉ lệ 200g đậu trên 0,5 lít nước. Sau đó, lọc phần đã xay bằng khăn hay rây thật nhỏ để thu lấy nước cốt. Nước cốt này được đun sôi để nguội sẽ thành sữa đậu nành.
Có bầu uống sữa đậu nành được không? Sữa đậu nành có tác dụng cải thiện vòng 1 và chống ung thư vú
Theo đông y, sữa đậu nành là thức uống bổ dưỡng có tác dụng thanh phế, tiêu đờm, làm giảm mỡ máu, giảm huyết áp. Mỗi ngày uống một cốc sữa đậu nành có tác dụng phòng ngừa bệnh ung thư đại tràng, tiểu đường…
Theo PGS.TS Nguyễn Thị Lâm – Phó Viện trưởng Viện Dinh Dưỡng, trẻ nhỏ từ 6 tháng tuổi trở lên có thể uống sữa đậu nành thay thế sữa bột. Bởi nhiều nghiên cứu chỉ ra, thành phần dinh dưỡng trong sữa đậu nành cũng bổ dưỡng gần bằng sữa bò. Hơn nữa có còn đáp ứng tiêu chí ngon, rẻ.
Cụ thể, trong sữa đậu nành có chứa nhiều vitamin A, D, E, K, chất đạm, béo không thua kém gì sữa bột. Ngoài ra, trong sữa đậu nành còn chứa nhiều vitamin nhóm B (B1, B2, B3, B6) và vitamin E, giàu các khoáng chất Ca, Fe, Mg, K, Na.
Một ưu điểm lớn của sữa đậu nành là không có lactose nên có thể dùng thay thế sữa bò cho những người dễ bị đau bụng do lactose. Sữa đậu nành có ít chất béo bão hòa hơn sữa bò nên rất tốt cho những người mắc bệnh tim mạch.
Mặc dù là loại đồ uống hữu ích song nhiều chuyên gia dinh dưỡng khuyến nghị: do sữa đậu hành có tính thiên hàn, hoạt lợi nên những người có tỳ vị hư hàn, sau ăn hay đầy bụng, chướng hơi, ợ hơi, ợ chua, dễ bị đi ngoài, người có triệu chứng thận hư, di tinh, tiểu đêm… thì không nên uống sữa đậu nành.
Hơn nữa, tuyệt đối không được uống sữa đậu nành khi chưa đun sôi. Bởi sữa chưa chín có chứa chất có hại saponin và dung môi protein chống dịch tụy. Nếu chúng ta cố tính uống vào có thể gây ra trúng độc với triệu chứng buồn nôn, đi ngoài, tứ chi đau mỏi.
2. Có bầu uống sữa đậu nành được không?
Sữa đậu nành là loại đồ uống bổ dưỡng với bà bầu. Song các chuyên gia dinh dưỡng khuyến nghị, để phát huy trọn vẹn giá trị của sữa đậu nành thì bà bầu nên uống theo đúng chỉ dẫn của chuyên gia dinh dưỡng.
Có thể nói, sữa đậu nành có tác dụng tốt đối với sức khỏe của cả mẹ bầu và thai nhi. Sữa đậu nành chứa nhiều protein giúp cung cấp đầy đủ và cân đối các axit amin cần thiết giống như nguồn axit amin động vật trong trứng, sữa, thịt…
Thêm nữa, trong sữa đậu nành còn chứa nhiều axit béo linoleic, linolenic, omega-3 là những axit béo không no thiết yếu. Chúng giúp tăng cường hấp thu chất dinh dưỡng, điều chỉnh huyết áp, cân bằng sự phát triển của các tế bào trong cơ thể mẹ và thai nhi.
Hàm lượng sắt, kẽm, vitamin trong sữa đậu nành còn giúp thai nhi phát triển ổn định, chống lại hiện tượng nhẹ cân, sinh non, còi xương ở trẻ và loãng xương ở mẹ. Bên cạnh đó, sữa đậu nành còn chứa nhiều chất xơ hòa tan và không hòa tan giúp kiểm soát đường huyết thai kỳ, giảm táo bón cho bà bầu.
Một số ý kiến cho rằng, trong sữa đậu nành hoặc các chế phẩm từ đậu nành có chứa nhiều isoflavone có hoạt tính estrogen – một loại hormone giới tính nữ. Chất này có thể làm ảnh hưởng đến giới tính của thai nhi.
Sữa đậu lành là một trong những loại đồ uống bổ dưỡng dành cho bà bầu
Tuy nhiên, cho đến nay chưa có công trình nghiên cứu nào chứng minh điều này. Càng không có nghiên cứu nào chứng minh, mẹ bầu uống sữa đậu nành làm teo tinh hoàn và gây vô sinh đối với thai nhi nam vẫn còn trong bụng mẹ.
Một nghiên cứu của tiên sĩ Thomas Badger được đăng trên Tạp chí Dinh dưỡng Mỹ (năm 2002) trên trẻ nhỏ sử dụng sữa công thức làm từ đậu nành. Kết quả cho thấy, không có bất kỳ ảnh hưởng nào từ sữa đậu nành gây hại cho sức khỏe của trẻ nhỏ.
Mặc dù là thức uống bổ dưỡng nhưng hàm lượng sữa đậu nành nên cung cấp cho cơ thể bà bầu cũng được kiểm soát kỹ lưỡng. Theo nghiên cứu của Đại học Y Đại Học Y Khoa Tuft – Hoa Kỳ, không nên bổ sung vào cơ thể quá 100 mg isoflavone (isoflavone là chất chống oxy hóa, có rất nhiều trong đậu tương) mỗi ngày. Như vậy, mỗi ngày bà bầu không nên uống quá 500ml sữa đậu nành và không nên uống một lượng quá lớn cùng lúc.
Một số lưu ý khi uống sữa đậu nành bà bầu nên biết:
- Không uống quá nhiều sữa đậu nành vì có thể gây khó tiêu, đầy hơi, ảnh hưởng đến khả năng hấp thụ các chất khác của cơ thể.
- Cần đun sôi kỹ sữa đậu nành trước khi uống để tránh các chất độc hại hây nguy hiểm cho sức khỏe.
- Không được uống sữa đậu nành khi đang ăn trứng. Vì trong trứng có chứa nhiều protein, chất này kết hợp với trypsin trong sữa đậu nành có thể làm ảnh hưởng đến khả năng hấp thụ dinh dưỡng của cơ thể.
- Không được uống sữa đậu nành cùng với các loại đường nâu. Bởi protein trong đậu nành kết hợp với aixt hữu cơ trong đường nâu sẽ phát hủy các chất dinh dưỡng trong sữa làm ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa.
- Sản phẩm vì sức khỏe
-
Hội nghị Quốc tế “Cập nhật chẩn đoán và điều trị bệnh lý mũi xoang và đầu – cổ”
Tại Việt Nam, mỗi năm có hơn 20% dân số phải sống chung với viêm mũi xoang mạn tính, trong khi ung thư đầu cổ chiếm tới 10% tổng số ca ung thư - những con số vô cùng đáng báo động. Trước sự gia tăng nhanh chóng của các ca bệnh, việc nâng cao chất lượng chẩn đoán và điều trị bệnh lý mũi xoang và đầu - cổ đã trở nên vô cùng cấp thiết.November 22 at 3:53 pm -
Đau hơn sau khi tiêm tế bào gốc trong điều trị thoái hóa khớp: Điều bình thường và cách xử lý
Liệu pháp tế bào gốc mang lại hy vọng cho người bệnh trên hành trình tìm kiếm giải pháp cải thiện và giảm bớt đau đớn từ chấn thương hoặc các bệnh lý mãn tính.November 20 at 5:33 pm -
Mở khóa thanh xuân, trẻ khỏe toàn diện với liệu pháp tế bào gốc
Lão hóa là một quá trình phức tạp, không chỉ ảnh hưởng đến làn da, mái tóc mà còn tác động đến cấu trúc và chức năng của các cơ quan bên trong cơ thể. Ngày nay với sự phát triển vượt bậc của y học tái tạo, liệu pháp tế bào gốc được ứng dụng toàn diện giúp cơ thể khỏe mạnh từ bên trong, đồng thời duy trì nét tươi trẻ, rạng rỡ bên ngoài, làm chậm quá trình lão hóa.November 20 at 5:33 pm -
Tầm nhìn “Borderless Future” - Định hình tương lai không biên giới tại nơi làm việc tốt nhất Việt Nam
Ngày 19/11/2024, tại Hội nghị Nơi làm việc tốt nhất Việt Nam 2024, khi cái tên Unilever Việt Nam được xướng lên ở vị trí số 1 trong danh sách 100 doanh nghiệp lớn có môi trường làm việc tốt nhất, đó không chỉ là khoảnh khắc đáng tự hào mà còn là sự khẳng định cho tầm nhìn, những nỗ lực bền bỉ của một doanh nghiệp Top 1 ngành FMCG trong hành trình xây dựng môi trường làm việc hiện đại, bền vững.November 20 at 5:20 pm