Có nên ăn lê khi đói không?
Giá trị dinh dưỡng của quả lê
Lê là loại trái cây có nguồn gốc từ Châu Âu nhưng giờ đây được trồng rộng rãi ở nhiều nơi trên thế giới. Lê là loại quả có hương vị thơm ngon, dễ ăn, giàu giá trị dinh dưỡng.
Lê có thể ăn tươi hoặc chế biến thành nhiều món ăn vặt khác nhau. Lê được dùng làm nguyên liệu để chế biến, trưng cất thành rượu ở các nước phương Tây.

Lê là loại quà giàu giá trị dinh dưỡng với nhiều loại vitamin và khoáng chất
Hiện nay, trên thế giới có khoảng 3000 giống lê khác nhau, tuy nhiên trong đó, lê vỏ vàng, ruột trắng là loại phổ biến và được ưa chuộng nhất.
Các chuyên gia nghiên cứu đã chỉ ra, lê là loại quả chứa nhiều nước, carbohydrat và giàu chất xơ. Tuy lượng carb trong lê cao nhưng chỉ số glycemic lại khá thấp chỉ khỏang 33 đến 42 giúp ổn định lượng đường trong máu. Do đó, các chuyên gia khuyến khích người mắc bệnh tiểu đường nên ăn lê thường xuyên.
Theo những nghiên cứu này đã chỉ ra, trong quả lê có chứa nhiều vitamin và khoáng chất như vitamin C, K, kali, đồng... cùng các hợp chất thực vật như Axit chlorogenic, Epicatechin, Cyanidin, Quercetin.
Nhờ có chứa các hoạt chất có lợi, quả lê giúp duy trì trọng lượng cơ thể và ngăn chặn sự phát triển của bệnh tiểu đường type 2. Bởi trong quả lê giàu flavonoid, epicatechin, quercetin và anthocyanin. Những chất này giúp cải thiện insulin và ngăn ngừa lượng đường trong máu tăng mạnh.

Ăn lê thường xuyên giúp duy trì trọng lượng cơ thể và ngăn ngừa bệnh tiểu đường type 2
Ngoài ra, vỏ quả lê còn được coi là một loại dược liệu có tác dụng chống oxy hóa, chống viêm và ngăn chặn các biến chứng do bệnh tiểu đường gây ra.
Phụ nữ từ 40 tuổi trở nên có hiện tượng béo phì có thể ăn lê để giảm cân. Hiệu quả giảm cân của lê tương đương với yến mạch. Phụ nữ ăn lê hàng ngày sẽ kích thích các loại vi khuẩn có lợi trong đường tiêu hóa hoạt động hết công suất giúp loại bỏ các chất thừa, chất gây béo phì.
Có nên ăn lê khi đói không?
Mặc dù là loại quả chứa nhiều dưỡng chất có lợi cho sức khoẻ nhưng các chuyên gia khuyến cáo không nên ăn lê khi đói. Do các sợi thô được tìm thấy trong quả lê có thể làm tổn thương lớp màng nhầy tinh tế của dạ dày khi rỗng.

Có nên ăn lê khi đói không? Theo các chuyên gia dinh dưỡng, không nên ăn lê khi đói
Khi bụng đang đói, tuyệt đối không nên ăn những thực phẩm chứa nhiều axit, tannin hoặc có nhiều nhựa. Chúng có thể gây hại cho dạ dày. Vì vậy, khi đói nên ăn các thực phẩm chứa nhiều tinh bột như gạo, bột yến mạch, ngũ cốc, trứng, dưa hấu…
Một số lợi ích của quả lê
- Giảm cholesterol
Lê có chứa pectin đóng vai trò quan trọng trong việc làm giảm các cholesterol trong cơ thể.
- Giảm sốt
Khi bị sốt, sử dụng nước ép quả lê sẽ có tác dụng hạ sốt và tăng cường sức đề kháng để bệnh nhanh chóng hồi phục.
- Tốt cho ruột già
Lê là nguồn vitamin và chất xơ dồi dào rất có lợi cho hệ thống tiêu hóa.
- Ngăn ngừa ung thư
Lê giàu vitamin C, giúp ngăn ngừa các gốc tự do phát triển và phòng ngừa các bệnh ung thư.

Nhờ hàm lượng vitamin C cao, lê giúp ngăn ngừa ung thư hiệu quả
- Cung cấp năng lượng
Quả lê có thể cung cấp cho cơ thể nguồn năng lượng chứa glucose rất tốt cho sức khỏe.
- Ngăn ngừa táo bón
Quả lê có chứa các thành phần dinh dưỡng có tác dụng giống như thuốc nhuận tràng. Nếu ăn lê thường xuyên, chứng táo bón sẽ suy giảm.
- Kháng viêm
Những người bị viêm khớp có thể ăn quả lê do chúng có chứa hợp chất chống viêm giúp đẩy lùi những cơn đau và điều trị viêm hiệu quả.
- Huyết áp
Ăn lê thường xuyên giúp điều trị chứng cao huyết áp nhờ chất chống oxy hoá glutathione giúp duy trì mức huyết áp ổn định.
- Ngăn ngừa loãng xương
Trong lê có chứa các boron, rất tốt cho việc chuyển hóa canxi trong cơ thể, giúp cơ thể có mật độ xương rắn chắc.
- Tốt cho hệ miễn dịch
Sử dụng lê thường xuyên sẽ giúp tăng cường hệ miễn dịch do có chứa immunity, chất này khi vào cơ thể sẽ giúp hệ miễn dịch của bạn làm việc hiệu quả.

- Sản phẩm vì sức khỏe
-
Muốn bảo vệ sức khỏe gia đình đông thành viên một cách chu toàn - đâu là giải pháp tiết kiệm nhất?
Chi phí điều trị bệnh là không hề rẻ, có thể tiêu tốn từ vài triệu đến hàng trăm triệu đồng, bao gồm tiền thuốc, xét nghiệm, giường bệnh và chi phí chăm sóc. Đặc biệt, đối với những gia đình có người già và trẻ nhỏ - những đối tượng có nguy cơ cao, nếu cùng nhiễm bệnh sẽ khiến con số này tăng gấp nhiều lần, tạo áp lực lớn về tài chính lẫn tinh thần.April 4 at 11:15 am -
Giãn mao mạch: Nguyên nhân và phương pháp điều trị
Giãn mao mạch là một vấn đề phổ biến không chỉ gây ảnh hưởng đến thẩm mỹ mà còn làm suy giảm sức khỏe làn da và chất lượng cuộc sống. Vậy nguyên nhân gây giãn mao mạch là gì và phương pháp điều trị như thế nào? Hãy cùng tìm hiểu ở bài viết dưới đây.March 25 at 7:50 pm -
Trị giãn mao mạch tại hệ thống Phòng khám OHIO được cấp phép của Sở Y tế
Việc ứng dụng Laser công nghệ cao trong điều trị giãn mao mạch đảm bảo an toàn và hiệu quả, theo quy định của Luật chỉ được thực hiện tại các Phòng khám Chuyên khoa da liễu được cấp phép hoặc bệnh viện.March 25 at 7:50 pm -
Nguyên nhân gây giãn mao mạch ở chân đùi
Giãn mao mạch ở chân đùi không chỉ ảnh hưởng đến thẩm mỹ mà còn là dấu hiệu cảnh báo sức khỏe tĩnh mạch của bạn. Tình trạng này phổ biến hơn ở phụ nữ và có thể tiến triển nặng hơn nếu không được can thiệp kịp thời. Vậy nguyên nhân gây giãn mao mạch ở chân đùi là gì và phương pháp nào giúp điều trị hiệu quả nhất? Hãy cùng tìm hiểu trong bài viết dưới đây.March 25 at 7:50 pm