Có nên uống sữa đậu nành khi đói không?
Thành phần dinh dưỡng của sữa đậu nành
Sữa đậu nành là một trong những thức uống phổ biến được chế biến từ đậu tương. Sữa đậu nành có hương vị thơm ngon, bổ dưỡng, ngậy.
Hiện nay, để làm tăng hương vị cho sữa đậu, chúng được đưa vào sản xuất công nghiệp với nhiều hương vị khác nhau như vani, socola, hương dâu...

Sữa đậu nành là loại thức uống được chế biến từ đậu tương giàu dinh dưỡng
Trong dân gian, sữa đậu nành được chế biến khá đơn giản. Chỉ cần xay hạt đậu tương bằng máy xay sinh tố theo tỷ lệ 200g đậu trên 0,5 lít nước. Sau đó, lọc phần đã xay bằng khăn hay rây thật nhỏ để thu lấy nước cốt. Nước cốt này được đun sôi để nguội sẽ thành sữa đậu nành.
Theo Đông y, sữa đậu nành giàu giá trị dinh dưỡng có tác dụng thanh phế, tiêu đờm, làm giảm mỡ máu, giảm huyết áp. Mỗi ngày uống một cốc sữa đậu nành có tác dụng phòng ngừa bệnh ung thư đại tràng, tiểu đường…
Theo PGS.TS Nguyễn Thị Lâm - Phó Viện trưởng Viện Dinh Dưỡng cho biết, trẻ nhỏ từ 6 tháng tuổi trở lên có thể uống sữa đậu nành thay thế sữa bột. Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra, trong sữa đậu nành có chứa các thành phần dinh dưỡng bổ dưỡng gần bằng sữa bò.

Trong sữa đậu nành có chứa nhiều vitamin A, D, E và K
Trong sữa đậu nành có chứa nhiều vitamin A, D, E, K, chất đạm, béo không thua kém gì sữa bột. Ngoài ra, trong sữa đậu nành còn chứa nhiều vitamin nhóm B (B1, B2, B3, B6) và vitamin E, giàu các khoáng chất Ca, Fe, Mg, K, Na.
Một trong những lợi ích của sữa đậu nành là không có lactose nên có thể dùng thay thế sữa bò cho những người dễ bị đau bụng do lactose. Không chỉ vậy, sữa đậu nành còn chứa ít chất béo bão hòa hơn sữa bò nên rất tốt cho những người mắc bệnh tim mạch.
Tuy nhiên, các chuyên gia dinh dưỡng khuyến nghị, do sữa đậu hành có tính thiên hàn, hoạt lợi nên những người có tỳ vị hư hàn, sau ăn hay đầy bụng, chướng hơi, ợ hơi, ợ chua, dễ bị đi ngoài, người có triệu chứng thận hư, di tinh, tiểu đêm… không nên uống sữa đậu nành.
Hơn nữa, tuyệt đối không nên uống sữa đậu nành khi chưa đun sôi. Do sữa đậu nành chưa được đun sôi có chứa chất có hại saponin và dung môi protein chống dịch tụy. Nếu uống vào có thể gây ra trúng độc với triệu chứng buồn nôn, đi ngoài, tứ chi đau mỏi.
Có nên uống sữa đậu nành khi đói không?
Uống sữa đậu nành khi đói có thể sẽ khiến protein trong sữa đậu nành biến thành nhiệt lượng và tiêu hao mất. Vì vậy, nếu uống sữa đậu nành vào thời điểm này sẽ không mang lại tác dụng bồi bổ cho cơ thể. Khi uống sữa đậu, tốt nhất nên ăn cùng các chất tinh bột như bánh bao, bánh mỳ… để hấp thụ các dưỡng chất được tối ưu.

Có nên uống sữa đậu nành khi đói không? Theo các chuyên gia, không nên uống sữa đậu nành khi đói
Mỗi ngày, uống một cốc sữa đậu nành sẽ giúp phòng ngừa ung thư đại tràng hiệu quả. Đặc biệt là bệnh nhân tiểu đường, uống sữa đậu nành sẽ giúp làm giảm đường huyết hiệu quả.
Bên cạnh việc không uống sữa đậu nành khi đói cần tránh uống quá nhiều, vì điều này dễ gây ra khó tiêu, đầy hơi, tiêu chảy do các chất dinh dưỡng trong sữa đậu nành không đựợc hấp thu hết, ảnh hưởng không tốt đến tiêu hóa. Đối với người lớn, không nên uống quá 500ml/ngày.
Nhiều người có thói quen đánh trứng vào sữa đậu nành hoặc uống sữa đậu nành cùng với trứng vì nghĩ rằng điều này sẽ làm tăng thêm chất dinh dưỡng. Thực tế, trong lòng trắng trứng khi kết hợp với men tripsin trong sữa đậu nành sẽ tạo thành một hợp chất kết tủa làm cơ thể khó hấp thu, thậm chí còn làm mất đi những chất dinh dưỡng của trứng và sữa đậu nành.
Các chuyên gia dinh dưỡng cho biết trong sữa đậu nành có chứa chất ức chế men saponin, trypsin và một số hoạt chất không có lợi cho cơ thể do vậy nên đun sôi sữa đậu nành trước khi uống. Nếu uống sữa đậu nành chưa được đun sôi có thể gây tình trạng buồn nôn, đau bụng, đi ngoài, thậm chí là dẫn tới ngộ độc thực phẩm.

Không nên uống quá nhiều sữa đậu nành
Nhiều người thường đựng sữa đậu nành trong 1 bình giữ nhiệt để tiện uống dần. Tuy nhiên, đây lại là một hành động sai lầm bởi vi khuẩn rất dễ sinh trưởng và phát triển trong môi trường sữa đậu nành ấm để lâu. Vì vậy, sau khoảng 3 - 4 giờ sữa đậu nành sẽ bị biến chất, không những không đem lại hiệu quả giảm béo bụng mà còn có thể gây hại cho sức khỏe.

- Sản phẩm vì sức khỏe
-
Công tác đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP được chia thành 02 cấp
Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà ký Quyết định số 1489/QĐ-TTg ngày 6/7/2025 sửa đổi, bổ sung một số nội dung Quyết định số 148/QĐ-TTg về việc phê duyệt Bộ tiêu chí và quy trình đánh giá, phân hạng sản phẩm Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP).July 7 at 7:32 am -
Đau họng, ợ hơi, tức ngực: Người đàn ông ngỡ ngàng phát hiện ung thư đại tràng sớm qua nội soi
Người đàn ông 37 tuổi khỏe mạnh bàng hoàng phát hiện có tổn thương nguy cơ ung thư nhờ công nghệ nội soi hiện đại tại Bệnh viện Thu Cúc. Câu chuyện của anh là hồi chuông cảnh tỉnh cho nhiều người trẻ còn đang chủ quan, thờ ơ với sức khỏe tiêu hóa.July 2 at 10:13 am -
Lấy lại nụ cười tự tin với dịch vụ bọc răng sứ tại TCI
Hàng nghìn khách hàng đã tìm lại nụ cười tự tin nhờ dịch vụ bọc răng sứ tại Khoa Răng Hàm Mặt bệnh viện Đa khoa Quốc tế (ĐKQT) Thu Cúc TCI.July 1 at 12:01 pm -
Chấm dứt ợ hơi, ợ chua, mất ngủ nhờ phương pháp đo áp lực thực quản HRM hiện đại
Từng khổ sở với ợ hơi, ợ chua, nuốt vướng và mất ngủ triền miên, chị H.T.B.L (38 tuổi) đã tìm lại giấc ngủ ngon và sức khỏe chỉ sau thời gian ngắn điều trị tại Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Thu Cúc nhờ kỹ thuật đo áp lực và nhu động thực quản độ phân giải cao HRM.July 1 at 12:00 pm