Những ai không nên ăn quả lê?
Giá trị dinh dưỡng của quả lê
Trong quả lê có chứa hàm lượng vitamin A, C cao giúp thanh nhiệt, nhuận tràng tốt cho hệ tiêu hoá. Theo nhiều nghiên cứu đã chỉ ra, một quả lê khoảng 178g có thể cung cấp khoảng 101 calo năng lượng, 27g carbohydrate (đường và chất xơ) và 1g chất đạm, hầu như không chứa chất béo.
Những ai không nên ăn quả lê? Lê có chứa hàm lượng vitamin và khoáng chất cao
Trung bình ăn một quả lê có thể cung cấp khoảng 12% lượng vitamin C cần thiết hàng ngày, 10% vitamin K, 6% kali và một lượng nhỏ canxi, sắt, magiê, riboflavin, vitamin B-6 và folate. Ngoài ra, quả lê cũng chứa các thành phần tốt cho sức khoẻ khác như carotenoid, flavonol và anthocyanin (có trong quả lê có vỏ đỏ). Trong nghiên cứu lão hóa chiều dọc Baltimore (BLSA), lê và táo là những nhà cung cấp số 1 về thành phần flavonol trong bữa ăn.
Việc tiêu thụ tất cả các loại trái cây và rau củ trong thời gian dài có thể làm giảm nguy cơ bệnh tật. Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra việc tăng cường ăn các loại thực phẩm thực vật như lê có thể làm giảm nguy cơ gây bệnh béo phì, tiểu đường, tim mạch và tử vong, còn lê làm thúc đẩy tái tạo làn da khoẻ mạnh, cung cấp năng lượng và giảm cân hiệu quả.
Ủy ban dinh dưỡng và thực phẩm của Viện nghiên cứu y tế quốc gia Mỹ đã phát triển ra hướng dẫn AI (Tiêu thụ thích hợp) đối với chất xơ từ năm 2001, trong đó đề nghị nam giới dưới 50 tuổi nên tiêu thụ 38g chất xơ/ngày, còn phụ nữ dưới 50 tuổi nên tiêu thụ 25g chất xơ/ngày. Với người trưởng thành trên 50 tuổi, nam giới nên dùng 30g chất xơ/ngày, phụ nữ dùng 21g chất xơ/ngày. Hầu hết mọi người không nhận đủ 50% những lời khuyến nghị. Chất xơ đóng vai trò rất quan trọng, Viện y tế quốc gia Mỹ (NIM) đã khám phá ra chế độ ăn uống với 14g chất xơ/1.000 calo thường có khả năng đáng kể trong việc giảm nguy cơ bệnh mạch vành và tiểu đường type 2.
Những ai không nên ăn quả lê? Lê chứa hàm lượng chất xơ cao tốt cho hệ tiêu hoá
Ăn một quả lê trung bình có thể cung cấp 6g chất xơ, tương đương khoảng 24% nhu cầu hàng ngày cho phụ nữ dưới 50 tuổi. Chế độ ăn giàu chất xơ được chỉ ra rằng có thể làm giảm tỷ lệ bùng phát của bệnh viêm túi thừa bằng cách hấp thụ nước trong ruột kết và làm cho cử động ruột trở nên thông suốt hơn. Bữa ăn với nhiều loại trái cây tươi, rau củ và giàu chất xơ có thể làm giảm áp lực và viêm ruột kết.
Trong Đông y, quả lê có tính mát, ngọt dịu với vị hơi chua có tác dụng hạ áp, thanh nhiệt, lợi tiểu, trị ho, tiêu đờm, giải khát rất tốt. Hơn nữa, trong lê còn chứa chất chống oxy hoá giúp làm đẹp da và xây dựng hệ miễn dịch cho cơ thể.
Những ai không nên ăn quả lê? Quả lê có tính mát giúp thanh nhiệt, lợi tiểu
Chính vì những công dụng trên và cho rằng quả lê có tính lành nên nhiều người thường lạm dụng và ăn sai cách. Vì vậy, không nên tuỳ tiện ăn quá nhiều quả lê mặc dù chúng đem lại nhiều lợi ích cho sức khoẻ. Nếu ăn với hàm lượng lớn có thể dẫn đến phản tác dụng.
Những ai không nên ăn quả lê?
Bên cạnh việc đem lại lợi ích trong việc cung cấp năng lượng và tác dụng chữa một số bệnh, các chuyên gia cũng khuyến cáo không nên ăn quá nhiều lê và những người đang bị ho, cảm lạnh, lạnh bụng và sản phụ cần cẩn thận khi ăn lê.
Nếu ăn kết hợp lê với một số thực phẩm dưới đây sẽ không có tác dụng mà còn gây ra nhiều tác hại cho cơ thể. Dưới đây là một số thực phẩm hông nên ăn cùng quả lê để tránh bị ngộ độc:
Thịt ngỗng
Thịt ngỗng chứa nhiều chất béo và protein, ăn quá nhiều sẽ khiến thận làm việc quá sức; lê thuộc trái cây tính hàn. Ăn chung hai loại thực phẩm này sẽ kích thích thận làm việc quá tải ảnh hưởng lớn đến sức khỏe.
Những ai không nên ăn quả lê? Phụ nữ mang thai, người bị lạnh bụng... cần cẩn thận khi ăn lê
Nước đun sôi
Quả lê không nên dùng chung với nước đun sôi. Vì lê tính sinh lạnh, nếu ăn lê và uống nước đun sôi, một nóng một lạnh sẽ kích thích đường tiêu hóa gây tả.
Củ cải
Quả lê với củ cải thuộc thức ăn thường dùng và có giá trị dinh dưỡng khá cao, nếu ăn chung hai thứ này sẽ làm sưng tuyến giáp trạng.
Rau dền
Trên thực tế nếu ăn rau dền và quả lê trong một bữa sẽ gây nôn và rối loạn tiêu hóa. Do đó người mắc bệnh tiêu hóa nên tránh xa món ăn này cùng nhau.
- Sản phẩm vì sức khỏe
-
Hội nghị Quốc tế “Cập nhật chẩn đoán và điều trị bệnh lý mũi xoang và đầu – cổ”
Tại Việt Nam, mỗi năm có hơn 20% dân số phải sống chung với viêm mũi xoang mạn tính, trong khi ung thư đầu cổ chiếm tới 10% tổng số ca ung thư - những con số vô cùng đáng báo động. Trước sự gia tăng nhanh chóng của các ca bệnh, việc nâng cao chất lượng chẩn đoán và điều trị bệnh lý mũi xoang và đầu - cổ đã trở nên vô cùng cấp thiết.November 22 at 3:53 pm -
Đau hơn sau khi tiêm tế bào gốc trong điều trị thoái hóa khớp: Điều bình thường và cách xử lý
Liệu pháp tế bào gốc mang lại hy vọng cho người bệnh trên hành trình tìm kiếm giải pháp cải thiện và giảm bớt đau đớn từ chấn thương hoặc các bệnh lý mãn tính.November 20 at 5:33 pm -
Mở khóa thanh xuân, trẻ khỏe toàn diện với liệu pháp tế bào gốc
Lão hóa là một quá trình phức tạp, không chỉ ảnh hưởng đến làn da, mái tóc mà còn tác động đến cấu trúc và chức năng của các cơ quan bên trong cơ thể. Ngày nay với sự phát triển vượt bậc của y học tái tạo, liệu pháp tế bào gốc được ứng dụng toàn diện giúp cơ thể khỏe mạnh từ bên trong, đồng thời duy trì nét tươi trẻ, rạng rỡ bên ngoài, làm chậm quá trình lão hóa.November 20 at 5:33 pm -
Tầm nhìn “Borderless Future” - Định hình tương lai không biên giới tại nơi làm việc tốt nhất Việt Nam
Ngày 19/11/2024, tại Hội nghị Nơi làm việc tốt nhất Việt Nam 2024, khi cái tên Unilever Việt Nam được xướng lên ở vị trí số 1 trong danh sách 100 doanh nghiệp lớn có môi trường làm việc tốt nhất, đó không chỉ là khoảnh khắc đáng tự hào mà còn là sự khẳng định cho tầm nhìn, những nỗ lực bền bỉ của một doanh nghiệp Top 1 ngành FMCG trong hành trình xây dựng môi trường làm việc hiện đại, bền vững.November 20 at 5:20 pm