Những ai không nên uống mầm đậu nành?

Những ai không nên uống mầm đậu nành? Tinh chất mầm đậu nành hay Isoflavones đóng vai trò kích thích tố nữ estrogen. Tuy nhiên, nếu sử dụng không đúng cách và liều lượng có thể gây phản tác dụng.
02/02/2018 11:11

Vai trò của mầm đậu nành

Sữa mầm đậu nành có khả năng cải thiện kích thước vòng 1, chống chảy sệ và săn chắc hơn. Hơn nữa, mầm đậu nành có khả năng làm tăng nội tiết tố nữ estrogen, điều hoà kinh nguyệt cân bằng.

Theo nhiều nghiên cứu cho biết, tác dụng của mầm đậu nành còn cải thiện tình trạng mất ngủ, giảm stress, bốc hoả, mụn nhọt, nám và tàn nhang.

Nhung ai khong nen uong mam dau nanh 6

Những ai không nên uống mầm đậu nành? Mầm đậu nành có khả năng làm tăng nội tiết tố estrogen ở nữ

Theo PGS.TS Nguyễn Thị Lâm - Phó Viện trưởng Viện Dinh dưỡng Quốc gia cho biết: "Mầm đậu nành có chứa Isoflavon hay còn gọi là nội tiết tố nữ thực vật. Các nghiên cứu trên thế giới đã khuyến nghị, mỗi ngày, các chị em (ngay cả phụ nữ mang thai) cần hấp thu khoảng 45 mg Isoflavon. Bạn có thể bổ sung Isoflavon từ  việc ăn đậu phụ uống sữa đậu nành, bột đậu tương hoặc uống các chế phẩm từ tinh chất mầm đậu nành".

"Phụ nữ thường xuyên uống sữa đậu nành rất tốt giúp tăng cường chuyển hoá mà còn đẹp da, thêm canxi...", PGS.TS Lâm nhấn mạnh.

Nhung ai khong nen uong mam dau nanh

Uống tinh chất mầm đậu nành giúp làm đẹp da và tăng cường canxi

Hơn nữa, hàm lượng protein trong sữa đậu nành tốt cho hệ tim mạch và tuần hoàn máu, giảm nguy cơ liên quan đến u xơ tử cung. Đối với nam giới, mầm đậu nành làm giảm viêm tuyến tiền liệt, thích hợp cho những vận động viên thể hình là nam giới. Ngoài ra, chúng còn giúp giảm 8 - 16% hiện tượng cholesterol trong máu, giảm cao huyết áp, rối loạn tế bào nội mô, xơ cứng và tắc nghẽn động mạch vành.

Những lưu ý khi sử dụng tinh chất mầm đậu nành

Trong tinh chất mầm đậu nành có chứa Isoflavone denistein và Daidzein đóng vai trò như một hợp chất thực vật giống estrogen ở người.

Các hợp chất này gây ức chế hoạt động của estrogen và tác động phụ đến các mô khác nhau ở người. Tuy nhiên, chất Phytoestrogen trong đậu nành có thể làm phá vỡ chức năng nội tiết, gây vô sinh và thúc đẩy sự phát triển của bệnh ung thư vú.

Nhung ai khong nen uong mam dau nanh 2

Những ai không nên uống mầm đậu nành? Chất Phytoestrogen trong đậu nành có thể làm phá vỡ chức năng nội tiết

TS.Bác sỹ Lê Sỹ Sâm - Trưởng Khoa Ung bướu (Bệnh viện Thống nhất) cho biết: "Việc tự ý sử dụng hormone thay thế (HRT) từ tinh chất mầm đậu nành hay bất cứ các loại hạt, cây nào khác nếu chưa được chứng minh lâm sàng bằng khoa học thì các chị em ở tuổi "xế chiều" cần phải lưu ý. Chị em nên đến các cơ sở y tế hay bác sĩ chuyên khoa để được tư vấn. Nếu không thì nguy cơ tìm "thần dược" lại rước họa vào thân".

Đề cập đến hậu quả của việc dùng HRT, tờ tuần san y khoa tổng quan The Lancet cho biết về một nghiên cứu liệu pháp hoocmone thay thế. Việc dùng HRT cho phụ nữ từ 50 - 64 tuổi tại Anh đã làm tăng thêm 20.000 ca ung thư vú, 15.000 ca ở người dùng phối hợp oestrogen - progestagen trong các thập niên qua.

Việc dùng HRT có mối liên kết với sự gia tăng nguy cơ mắc và tử vong do ung thư vú tác động đến nhóm phối hợp cả oestrogen - progestagen hơn các kiểu HRT khác.

Dùng mầm đậu nành bao nhiêu là đủ?

Trước những thông tin về việc dùng mầm đậu nành có thể gây vô sinh, PGS.TS Lâm đã khẳng định: "Estrogen trong tinh chất mầm đậu nành là Estrogen thực vật hay còn gọi là Phytoestrogen, không phá vỡ chức năng nội tiết, cũng không gây nguy cơ". Hơn nữa, PGS.TS Lâm cũng đã phủ nhận luồng thông tin cho rằng bổ sung hàm lượng Phytoestrogen estrogen trong tinh chất mầm đậu nành gây mất cân bằng nội tiết, thúc đẩy ung thư.

Nhung ai khong nen uong mam dau nanh 3

Những ai không nên uống mầm đậu nành? Các chuyên gia dinh dưỡng khuyến cáo không nên dùng mầm đậu nành quá liều lượng cho phép

Tuy nhiên, bất kỳ loại thực phẩm nào cũng nên dùng ở mức độ vừa phải. Đậu nành hay mầm đậu nành cung cấp estrogen tốt cho sức khoẻ, tăng khả năng tự đào thải khi cơ thể sư thừa nhưng không nên dùng quá nhiều.

PGS.TS Lâm cho hay: "Khi khoa học đưa ra các khuyến nghị về liều dùng, các nhà sản xuất dược phẩm đều đã thăm dò rồi, thực phẩm bổ sung thường đưa ra liều tối thiếu và có mức cao cho phép. Ví dụ như canxi, nhu cầu khuyến nghị là 800 - 1.000 mg/ngày nhưng mức cao cho phép phải lên tới 3.000 nên họ có uống thêm thì cũng không vượt ngưỡng mức cao cho phép của từng chất. Vì vậy, chị em phụ nữ có thể hoàn toàn yên tâm về tác dụng của tinh chất mầm đậu nành khi sử dụng hàng ngày".

Một nghiên cứu về đậu nành, phylate và hấp thu sắt được đăng tải trên The American journal of Clinical nutrition nhận định: Việc sử dụng các sản phẩm chiết xuất từ tinh chất đậu nành trong thời gian dài có thể khiến cơ thể bị thiếu máu do thiếu sắt.

Ngoài ra, cũng có nghiên cứu về việc dùng đậu nành có chứa nhiều genistein (1 loại hoocmone tương đương với estrogen) có thể làm ảnh hưởng đến quá trình trưởng thành của trứng. Khi trứng kết hợp với tinh trùng, hình thành phôi sẽ gây khó khăn cho sự phát triển của phôi gây sảy thai hoặc vô sinh.

Chứng minh cho vấn đề ở trên, một nghiên cứu cho biết khi phụ nữ dùng nhiều isoflavine đậu nành (>40mg/ngày) sẽ khiến tỷ lệ có con giảm đi 3% so với những phụ nữ dùng ít đậu nành (<10mg/ngày).

Những ai không nên uống mầm đậu nành?

Những người mắc bệnh u xơ tử cung, u xơ tuyến vú, u lạc nội mạc tử cung không nên sử dụng tinh chất mầm đậu nành này.

Nhung ai khong nen uong mam dau nanh 5

 Những người mắc bệnh u xơ tử cung, u xơ tuyến vú, u lạc nội mạc tử cung không nên uống mầm đậu nành?

Các chuyên gia dinh dưỡng cũng đưa ra lời khuyên với phụ nữ mang thai và cho con bú chỉ nên có chế độ ăn uống nhất định, tránh những thực phẩm lạ và không tự tiện dùng các thực phẩm bổ sung vitamin bừa bãi. Vì vậy, sau sinh nên để lúc bé còn bú ít hoặc cai sữa mới dùng loại đồ uống mầm lúa mạch này.

Trước khi sử dụng một tinh chất, hoocmone thay thế hay thực phẩm chức năng, người tiêu dùng cần tìm hiểu kỹ để nắm chắc hiệu quả và những mặt trái của sản phẩm để tránh dùng quá liều gây phản tác dụng.

comment Bình luận

largeer