Đã là người lớn thì nên làm 7 xét nghiệm để phòng ngừa các bệnh nghiêm trọng

Sức khỏe luôn luôn là điều quan trọng nhất. Muốn có sức khỏe tốt, chúng ta phải có ý thức tự giác bảo vệ sức khỏe bản thân. Một trong số những việc cần làm đó chính là thực hiện 7 xét nghiệm để phòng ngừa các bệnh nghiêm trọng.
25/05/2018 11:09

1. Kiểm tra da

7 xét nghiệm để phòng ngừa các bệnh nghiêm trọng trong đó có kiểm tra da

Theo kết quả của một nghiên cứu được thực hiện bởi Hiệp hội Ung thư Hoa Kỳ, khoảng 3,3 triệu người Mỹ được chẩn đoán mắc bệnh ung thư da mỗi năm. Để phòng bệnh, hãy kiểm tra bản thân mỗi tháng một lần bắt đầu từ lúc 18 tuổi. Dựa trên các yếu tố nguy cơ của bệnh nhân, các bác sĩ sẽ có hình thức kiểm tra phù hợp.

Những yếu tố nguy cơ này có thể bao gồm:

- Tiếp xúc nhiều với ánh nắng

- Tiền sử gia đình bị ung thư da

- Có làn da trắng

- Thấy sự hiện diện của nhiều nốt ruồi bất thường

- Thường hay bị rộp da do bỏng nắng, nhất là từ khi còn trẻ

2. Kiểm tra cholesterol

 

Cholesterol được đo bằng xét nghiệm máu và bác sĩ có thể yêu cầu bạn không ăn từ 9-12 giờ trước đó. Nói chung, xét nghiệm cholesterol sẽ đo lường mức cholesterol, bao gồm cholesterol tốt (HDL), cholesterol có hại (LDL) và chất béo trung tính. Lượng cholesterol được đánh giá là khỏe mạnh phải dưới 200 mg/dL. Theo Hiệp hội Tim mạch Hoa Kỳ (AHA), tất cả người lớn trên 35 tuổi nên kiểm tra cholesterol mỗi 5 năm một lần.

Ngoài ra, việc sàng lọc nên bắt đầu ở tuổi 20 nếu bạn có một số yếu tố nguy cơ như:

- Mắc bệnh tiểu đường

- Hút thuốc lá

- Chỉ số khối cơ thể BMI trên 30

- Có tiền sử gia đình đột quỵ

- Có người thân bị đau tim

3. Xét nghiệm vùng chậu và Pap smear (xét nghiệm tế bào cổ tử cung)

 Xét nghiệm tế bào cổ tử cung nằm trong 7 xét nghiệm để phòng ngừa các bệnh nghiêm trọng

Phụ nữ từ 21 tuổi trở lên nên khám vùng chậu hoặc làm xét nghiệm Pap smear mỗi 3 năm. Xét nghiệm này được tiến hành để kiểm tra các dấu hiệu ung thư cổ tử cung.

Theo Hiệp hội Ung thư Hoa Kỳ, trong vòng 50 năm qua, tỷ lệ tử vong do căn bệnh này đã giảm hơn 74% nhờ biện pháp Pap smear.

Theo lời Tasneem Bhatia, một bác sĩ chuyên khoa hội chứng chuyên về thuốc tích hợp, cả hai xét nghiệm đều tìm kiếm những thay đổi trong các tế bào ở cổ tử cung và kết quả giúp bạn thấy có cần phải làm thêm xét nghiệm nào không. Nếu thấy nghi ngờ, có thể bác sĩ sẽ yêu cầu bạn làm thêm xét nghiệm sinh thiết. "Nếu nó là ung thư cổ tử cung, bạn sẽ cần điều trị sớm để tăng cơ hội khỏi bệnh", bác sĩ Tasneem nói thêm.

4. Tiểu đường

 Xét nghiệm tiểu đường ngay lập tức để xem có bị mắc bệnh nghiêm trọng hay không

Tất cả người lớn nên được kiểm tra bệnh tiểu đường ít nhất 2 lần/năm bởi căn bệnh này không có bất kì triệu chứng nào rõ ràng khi ở giai đoạn đầu.

Tuy nhiên, nếu bạn gặp bất kì triệu chứng nào như dưới đây thì cũng cẩn trọng với khả năng nguyên nhân là do bệnh tiểu đường và nên đi khám, làm các xét nghiệm ngay.

- Liên tục cảm thấy khát

- Cảm thấy mệt mỏi mọi lúc

- Cảm thấy rất đói, ngay cả sau khi ăn

- Tầm nhìn giảm

- Đi tiểu thường xuyên hơn bình thường

- Có vết loét hoặc vết thương không lành

Huyết áp cao hơn 135/80 mm Hg có thể là triệu chứng của bệnh tiểu đường. Xét nghiệm bệnh tiểu đường có thể bao gồm xét nghiệm máu hemoglobin A1C, xét nghiệm glucose huyết tương lúc đói (FPG), hoặc xét nghiệm dung nạp glucose đường uống (OGTT).

5. Viêm gan

 

Viêm gan là một bệnh liên quan đến gan, thường do nhiễm virus gây ra. Nhưng có nhiều nguyên nhân khác có thể gây viêm gan.

Ở nhiều người, bệnh gan có thể là một căn bệnh thầm lặng. Nếu bạn không có triệu chứng, bệnh viêm gan C có thể làm giảm hệ miễn dịch và dẫn đến xơ gan hoặc ung thư gan nếu không được điều trị.

Theo Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Hoa Kỳ (CDC), có 5 loại viêm gan, viêm gan A, viêm gan B, viêm gan C, viêm gan D và viêm gan E. Để phòng ngừa và phát hiện sớm bệnh gan, bạn nên thực hiện các xét nghiệm ít nhất mỗi năm một lần.

6. Ung thư máu

 

Tiến hành xét nghiệm máu tổng quát là việc cần thiết phải làm. Điều quan trọng khi tiến hành xét nghiệm máu là phát hiện sớm bệnh bạch cầu (thường được gọi là ung thư máu). Có 137 loại ung thư máu khác nhau nhưng 3 loại chính là bệnh bạch cầu, u lympho và u tủy.

Ung thư máu thường có thể được chẩn đoán thông qua xét nghiệm máu đơn giản giúp phát hiện những điều sau đây:

- Chẩn đoán một số bệnh ung thư máu, chẳng hạn như bệnh bạch cầu và ung thư hạch

- Tìm hiểu xem ung thư đã lan đến tủy xương chưa

- Xác định cách thức mà cơ thể của một người đang đối phó với ung thư

- Chẩn đoán các bệnh khác không phải ung thư

7. Xét nghiệm mật độ xương

 Xét nghiệm mật độ là xét nghiệm cuối trong 7 xét nghiệm để phòng ngừa các bệnh nghiêm trọng

Không bao giờ là quá muộn để kiểm tra mật độ xương của bạn. Theo National Osteoporosis Foundation (tổ chức Loãng Xương của Mỹ), mật độ xương có thể ảnh hưởng và là nguyên nhân dẫn đến sự suy yếu của xương.

Bạn chỉ cần lấy mẫu nước tiểu của mình là đã có thể làm xét nghiệm xem mình đang giảm khối lượng xương như thế nào, sau đó là chụp x-quang (xét nghiệm DXA) hàng năm.

Nếu chụp X quang cho thấy bạn bị loãng xương, mật độ xương thấp (tình trạng trước loãng xương), bác sĩ sẽ khuyên bạn nên tiêu thụ ít nhất 1.000 mg canxi và 400-800 IU vitamin D mỗi ngày.

comment Bình luận

largeer