Thời gian ủ bệnh uốn ván bao lâu?

Thời gian ủ bệnh uốn ván bao lâu? Bệnh uốn ván là một bệnh nhiễm khuẩn nguy hiểm với diễn biến khó lường trước. Hơn nữa, việc điều trị bệnh uốn ván cũng rất phức tạp và có tỷ lệ tử vong cao.
31/01/2018 14:49

Nguyên nhân bệnh uốn ván

Uốn ván là một bệnh nhiễm trùng cấp tính có tỷ lệ tử vong cao do ngoại độc tố của trực khuẩn uốn ván (Clostridium tetani) gây ra. Trực khuẩn phát triển tại vết thương trong điều kiện yếm khí rồi giải phóng ngoại độc tố vào máu, tấn công các bản vận động thần kinh khiến người bệnh bị co cứng cơ và xuất hiện cơn co giật.

Thoi gian u benh uon van 2

Thời gian ủ bệnh uốn ván bao lâu? Uốn ván là một bệnh nhiếm trùng cấp tính có tỷ lệ tử vong cao

Thời gian ủ bệnh uốn vấn khoảng 4 - 21 ngày. Tử vong do suy hô hấp và rối loạn thần kinh thực vật và ngừng tim.

Nguyên nhân gây bệnh uốn ván

Các vết trầy xát và vết thương ngoài tiếp xúc trực tiếp với trực khuẩn uốn ván Clostridium tetani trong đất, cát bụi, phân trâu bò ngựa và gia cầm, cống rãnh, dụng cụ phẫu thuật không tiệt trùng kỹ... xâm nhập vào các vết thương phát triển thành ổ nhiễm trùng.

Thoi gian u benh uon van

Thời gian ủ bệnh uốn ván bao lâu? Những vết thương, trầy xước do tiếp xúc trực tiếp với trục khuẩn uốn ván Clostridium tetani gây bệnh

Ai cũng có thể mắc bệnh uốn ván, những người làm việc ở trang trại chăn nuôi, dọn vệ sinh, công nhân xây dựng...

Triệu chứng của bệnh uốn ván

Người mắc bệnh uốn ván có các triệu chứng tê lưỡi, cứng cơ hàm. Ngoài ra, cứng cổ, khó nuốt hay co cứng cơ bụng đều là triệu chứng của bệnh.

Cơ co thắt, vã mồ hôi, sốt. Trẻ sơ sinh bị uốn ván vẫn bú và khóc bình thường trong 2 ngày đầu sau sinh. Sau đó không bú được, co cứng, co giật, hầu hết trẻ thường tử vong.

Thời gian ủ bệnh khoảng 3 - 10 ngày hoặc kéo dài đến 3 tuần. Thời gian ủ bệnh càng ngắn thì nguy cơ tử vong càng cao.

Thoi gian u benh uon van 4

Thời gian ủ bệnh uốn ván khoảng 3 - 10 ngày, thậm chí kéo dài đến 3 tuần

Bệnh uốn ván có nguy hiểm không?

Uốn ván có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm: Co thắt và co giật các cơ; Rối loạn nhịp tim, hôn mê, viêm phổi và các nhiễm trùng khác; Khi mắc bệnh uốn ván tỷ lệ tử vong rất cao 25 - 90% . Đặc biệt là uốn ván rốn ở trẻ sơ sinh, tử vong trên 95%.

Thông thường, bệnh nhân mắc uốn ván xuất hiện các cơn co cứng toàn thân kịch phát, với cường độ mạnh, những cơn đau làm cho bệnh nhân xanh tím và đe dọa ngừng thở. Các cơn này có thể lặp đi lặp lại, có thể là tự phát hoặc do kích thích dù là rất nhẹ. Ở mức độ nhẹ, bệnh nhân chỉ bị tình trạng cứng cơ và có một vài cơn co cứng hoặc không có cơn co cứng nào.

Trường hợp bệnh nặng hơn, sẽ có các cơn kịch phát, có thể bị sốt (phần lớn không sốt). Các phản xạ khác có thể bao gồm nuốt khó hoặc chướng bụng làm cho bệnh nhân ăn uống khó khăn.

Ngoài ra uốn ván còn gây ra một số biến chứng về tim mạch có thể gặp là hạ huyết áp và chậm nhịp tim, đôi khi xuất hiện ngừng tim đột ngột. Những biến chứng khác là viêm phổi, gãy xương, vỡ cơ, loét do nằm và ly giải cơ vân.

Nếu không điều trị kịp thời có thể dẫn đến tử vong.

Cách phòng ngừa bệnh uốn ván

Các chuyên gia y tế khuyến cáo thực hiện phòng chống bệnh uốn ván bằng cách tốt nhất là tiêm phòng với trẻ nhỏ tiêm vắc xin DPT hoặc DT. Người lớn cần tiêm Td/UV.

Thoi gian u benh uon van 3

Thời gian ủ bệnh uốn ván bao lâu? Phương pháp phòng bệnh hiện nay là tiêm vacxin uốn ván

Phụ nữ có thai bắt buộc phải tiêm phòng uốn ván để phòng uốn ván cho mẹ và uốn ván sơ sinh cho con). Thực hành đẻ vô trùng ngay cả khi người mẹ đã được tiêm vacxin uốn ván để phòng uốn ván.

Khi bị thương, xây xước bởi đinh, sắt, cát, bụi bẩn… cần xử lý sạch vết thương ngay sau đó đến bệnh viện để khám và điều trị đề phòng uốn ván.

Giữ gìn vệ sinh sạch sẽ vết thương tránh nhiễm trùng đề phòng hoại tử.

Kể cả những người đã từng mắc uốn ván cũng không có miễn dịch tự nhiên nên vẫn cần phải tiêm chủng.

comment Bình luận

largeer