Dấu hiệu rong kinh, đau bụng, chóng mặt là bệnh gì

Phụ nữ là một nửa của thế giới, họ luôn cần được chăm sóc và quan tâm. Chính các chị em phụ nữ cũng cần chú ý và chăm sóc sức khỏe cho bản thân một cách tốt hơn nữa.
09/10/2018 04:13

Dấu hiệu rong kinh, đau bụng, chóng mặt là bệnh gì

Kỳ kinh nguyệt của phụ nữ gặp các vấn đề bất thường như rong kinh, đau bụng hay chóng mặt…thì họ đang gặp phải tình trạng rối loạn kinh nguyệt.

Chu kỳ kinh nguyệt thường bắt đầu với nhiều triệu chứng khó chịu như đau bụng và mệt mỏi, chúng thường mất dần khi bắt đầu vào đến kỳ kinh nguyệt. Thế nhưng khi rối loạn kinh nguyệt xảy ra thì chúng đem lại sự mệt mỏi, rắc rối, kinh ra quá nhiều hoặc quá ít…

roi-loan-kinh-nguyet

Hiện tượng rối loạn kinh nguyệt khá phổ biến 

Đây là một vấn đề thường gặp mà hầu hết các chị em phụ nữ đều có thể gặp phải. Rối loạn kinh nguyệt khá đa dạng từ việc thống kinh (đau bụng kinh), kinh ra nhiều, đa kinh (kinh dày), thiểu kinh (kinh thưa), kinh ít… Tất nhiên việc bất thường này không chỉ đem lại sự khó chịu mà có thể giảm đi khả năng thụ thai của phụ nữ hoặc một số vấn đề liên quan khác.

Vậy nên khi gặp vấn đề về kinh nguyệt bạn nên tham khảo ý kiến của bác sĩ hay người có chuyên môn để có thể điều trị kịp thời.

Dấu hiệu và triệu chứng của rối loạn kinh nguyệt

Hội chứng rối loạn tiền kinh nguyệt: Xảy ra trong khoảng thời gian 1 đến 2 tuần trước khi kỳ kinh nguyệt bắt đầu. Họ có thể các trải qua nhiều dấu hiệu như cáu gắt, đầy hơn, đau ngực, nhức đầu, thèm ăn, mệt mỏi, mất ngủ, táo bón, căng thẳng quá mức, mất ngủ, tiêu chảy hay đau bụng nhẹ.

Rong kinh: Là khi máu chảy trong thời gian dài, nhiều hơn chu kỳ kinh bình thường (5 đến 7 ngày).

Vô kinh:Trường hợp phụ nữ không có kinh bình thường. Sau 16 tuổi thế nhưng cơ thể phụ nữ vẫn chưa có kỳ kinh nguyệt đầu tiên. Có thể giải thích bằng việc cơ thể có vấn đề về tuyến yên hay do khiếm khuyết bẩm sinh của hệ thống sinh sản hay do dậy thì chậm.

Nguyên nhân của rối loạn kinh nguyệt

  • Mang thai
  • Ăn uống, giảm cân hoặc tập luyện quá mức.
  • Do hội chứng buồn trứng đa năng khiến kinh nguyệt không đều.
  • Suy buồng chứng.
  • Bệnh viêm vùng chậu hay u xơ tử cung.

Tuổi tác có thể làm gia tăng vấn đề rối loạn kinh nguyệt. Ví dụ như nữ giới có kinh nguyệt trước 11 tuổi sẽ có nguy cơ gặp các chu kỳ kinh kéo dài hay cơn đau nặng, phụ nữ mãn kinh bị lỡ kinh hay xuất huyết nặng… Thừa cân, thiếu cân, tiền sử mang thai, sở thích hút thuốc và căng thẳng thường xuyên cũng khiến cho bệnh rối loạn kinh nguyệt gia tăng.

Điều trị bệnh rối loạn kinh nguyệt như thế nào

Khi đến với bác sĩ, họ sẽ tiến hành các phương pháp kiểm tra để xác định vấn đề mà bạn đang gặp phải như Soi buồng trứng tử cung, siêu âm, sinh thiết nội mạc tử cung…

roi-loan-kinh-nguyet-1

Có nhiều các thức để điều trị rối loạn kinh nguyệt thế nhưng

các chị em phụ nữ nên có chế độ sinh hoạt phù hợp và hiệu quả

Việc điều trị rối loạn kinh nguyệt tùy thuộc vào nguyên nhân gây ra. Thuốc tránh thai có thể làm giảm tức thì các triệu chứng của bệnh rối loạn kinh nguyệt, thậm chí là điều tiết là chu kỳ. Nếu như rơi vào trường hợp đa kinh hoặc thiểu kinh có liên quan đến tuyến giáp hay các chứng rối loạn nội tiết tố thì sau khi bệnh nhân áp dụng liệu pháp thay thế hormone thì chu kỳ có thể trở lại bình thường hơn. Ngoài ra, còn có thể sử dụng một số thuốc kháng sinh khác để điều trị bệnh viêm vùng chậu.

Bạn cũng nên tự điều chỉnh các chế độ sinh hoạt hay thói quen của mình để giảm tình trạng rối loạn kinh nguyệt. Hãy ăn uống lành mạnh nhiều rau xanh và vitamin, hạn chế muối, café, đường, hay rượu bia. Cố gắng ngăn ngừa và điều trị bệnh thiếu máu, thường xuyên tập thể dục. Quan hệ tình dục có thể làm giảm mức độ đau bụng kinh. Hãy chườm nóng để giảm đau và vệ sinh kinh nguyệt thật tốt.

comment Bình luận

largeer