Dấu hiệu trẻ bị chậm phát triển

Dấu hiệu trẻ bị chậm phát triển. Đây là vấn đề vô cùng nghiêm trọng, nó có thể là vấn đề khi trẻ bị sinh non, thiếu oxy, vàng da, xuất huyết hộp sọ hoặc suy dinh dưỡng
27/12/2017 18:13

Dấu hiệu trẻ chậm phát triển

Trẻ chậm phát triển là căn bệnh thể hiện ở các khía cạnh như chậm phát triển về thể lực hoặc chậm phát triển về trí tuệ. Mặc dù là chứng bệnh "trầm tính" hơn các căn bệnh khác nhưng vẫn có thể nhận biết nếu mẹ chú ý quan tâm theo dõi con mình.

Để biết trẻ từ 2 tuổi trở lên có bị chậm phát triển hay không, các mẹ cần chú ý các vấn đề sau:

Về mặt ngôn ngữ: Trẻ không thể nói được từ 2 đến 3 từ, không thể nhận biết hình vuông, hình tròn, hình tam giác. Không thể chỉ và gọi được ít nhất 6 bộ phận cơ thể, không hiểu các tính từ và gọi tên được các hành động như: ăn, uống....

Về vận động: Trẻ tử 2 tuổi trở lên không thể tự nhảy cao tại chỗ, ném bóng qua đầu hoặc ném bóng về phía trước. Trẻ không thể tự bước lên cầu thang theo cách nối chân mà thường đi giật lùi.

dau hieu tre bi cham phat trien

Dấu hiệu trẻ bị chậm phát triển như chậm nói, hoạt động ít, nói chuyện không lưu loát...

Về mặt hành vi: Trẻ chậm phát triển không thể tự nhận thức được hậu quả về các hành vi mà mình gây ra, trẻ thường gặp phải những cơn đau giữ dội. Hoặc gặp khó khăn trong việc giải quyết tình huống hoặc tư duy logic.

Về mặt giao tiếp: Trẻ thường chậm chạp, ít linh hoạt, thiếu sự tò mò, thiếu tính tích cực trong quan sát. Trẻ không có khả năng thích ứng với môi trường mới, khó khăn trong việc hiểu và tuân thủ các quy tắc xã hội.

Biến chứng nghiêm trọng nhất của chứng chậm phát triển ở trẻ chính là bệnh thiểu năng trí tuệ. Bệnh này ảnh hưởng nghiêm trọng đến chất lượng cuộc sống của trẻ trong tương lai và buộc phải sống phụ thuộc vào sự nâng đỡ của cha mẹ, người thân.

Nguyên nhân khiến trẻ chậm phát triển

Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến bệnh trẻ chậm phát triển, trong đó:

Chậm phát triển thể lực: Nguyên nhân là do khuyết tật lớn, chẳng hạn như nứt đốt sống, tự kỷ hay đôi khi chỉ là sự chậm trễ về mặt thời gian, tức là chỉ sau một vài tuần, một vài tháng trẻ không thể lớn để bắt kịp bạn bè. Hay cũng có thể cần tới sự hỗ trợ của vật lý trị liệu để phục hồi các cơ bắp yếu kém.

Chậm phát triển theo giai đoạn: Một số trẻ có dấu hiệu chậm phát triển theo từng giai đoạn như chậm biết đi, trong khi các kỹ năng khác vẫn phát triển bình thường, thậm chí là phát triển nhanh chóng. Nếu trong trường hợp này thì có nghĩa là bé nhà bạn đang tập trung phát triển kỹ năng nói chuyện hoặc là do sự phân bổ lệch của đại não, ưu tiên phát triển kỹ năng nào đó trước khi phát triển kỹ năng đi đứng.

tre cham lon me phai lam gi

Dấu hiệu trẻ bị chậm phát triển cũng có thể xuất phát từ yếu tố di truyền

Nguyên nhân di truyền: Một số trẻ chậm phát triển cũng xuất phát từ yếu tố gia đình, môi trường xã hội thu nhỏ gia đình khiến các bé bị ảnh hưởng. Đơn giản như kỹ năng nói chậm. Theo các chuyên gia, đây cũng là truyền thống trong gia đình. Nếu bố mẹ, ông bà thường nói cậm thì trẻ song sinh dù có khả năng giao cảm đặc biệt với nhau cũng có thể bị chậm nói.

Tuy nhiên, trong bất kỳ trường hợp nào thì mẹ cũng cần đưa bé đế cơ sở y tế để kiểm tra và đối chiếu với biểu đồ tăng trưởng của trẻ. Nếu con bạn chậm phát triển, bạn có thể sử dụng cách bổ sung chất dinh dưỡng, sử dụng vật lý trị liệu. Trong đó, tập Yoga là một phương pháp giúp tăng cường trí tuệ và sức khỏe hiệu quả.

 

comment Bình luận

largeer