Giá trị dinh dưỡng của sầu riêng ruột đỏ và cách trồng sầu riêng ruột đỏ

Nếu sầu riêng ruột vàng có vị ngọt, béo ngậy và mùi hắc thì sầu riêng ruột đỏ lại có vị giống rượu vang lên men. Sầu riêng ruột đỏ là đặc sản của Malaysia nhưng hiện tại được bán nhiều trên các website về cây giống tại Việt Nam.
27/06/2018 14:18

1. Giá trị dinh dưỡng của sầu riêng ruột đỏ

Sầu riêng được mệnh danh là “hoàng hậu của loài quả” bởi nó vừa là đồ ăn tráng miệng, vừa là thuốc chữa bệnh. Quả sầu riêng có chứa nhiều dinh dưỡng, thơm, ngon, bổ, mát… có thể dùng làm mứt kẹo, bánh, xôi, chè… Ăn sầu riêng có tác dụng bổ tỳ, bổ thận.

Trước đây chúng ta chỉ nghe đến sầu riêng ruột vàng, nó là giống sầu riêng được trồng phổ biến ở các nước Đông Nam Á, trong đó có Việt Nam. Sầu riêng ruột vàng thơm, ngon, béo, ngậy nhưng có mùi khá khó chịu. Mặc dù biết ăn sầu riêng tốt nhưng nhiều người vẫn từ trối loại trái cây này vì mùi khó chịu.

Ngày nay, ngoài sầu riêng ruột vàng còn có giống sầu riêng ruột đỏ. Sầu riêng ruột đỏ có tên là Sukang hay Tabelak (tên Khoa học là Durio gravolens), hay còn được gọi là sầu riêng rừng bởi nó sinh trưởng hoang dã trong những khu rừng ở Sabah - Miền đông Malaysia.

Tại Malaysia, mùa sầu riêng ruột đỏ là từ tháng 10 – tháng 12. Nếu muốn ăn loại trái cây này người dân bản địa hoặc du khách có thể tìm đến chợ Tamu (chợ của nông dân Sabah), Chợ trung tâm Kota Kinabalu và Chợ Chủ nhật Gaya Street tại Malaysia.

Empty

Giá trị dinh dưỡng của sầu riêng ruột đỏ và cách trồng sầu riêng ruột đỏ. Ăn sầu riêng ruột đỏ tốt cho xương, răng

Sầu riêng ruột đỏ có kích thước khá nhỏ, chỉ bằng lòng bàn tay người lớn. Vỏ sầu riêng ruột đỏ có màu vàng tươi hoặc màu xanh đặc trưng. Tuy kích thước nhỏ nhưng số lượng múi bên trong quả khá nhiều. Loại sầu riêng này thường nứt vỏ sớm khi chín nên có thể dễ dàng nhìn thấy cơm màu đỏ căng mọng bên trong.

Sầu riêng ruột đỏ cũng có mùi gần giống với những loại sầu riêng ruột vàng thông thường. Mặc dù có một số người mô tả nó có vị chua ngọt hay hương vị giống với cà rốt.

Trên thực tế, sầu riêng ruột vàng có khác biệt là phần cơm màu đỏ giống ruột quả gấc, có hạt như hạt mít. Phần cơm mỏng, khô hơn giống sầu riêng ruột vàng thông thường.

Tuy nhiên, nhiều người ăn cho rằng: sầu riêng ruột đỏ có mùi khá đặc biệt. Khi ăn vào chúng có mùi giống mùi rượu vang lên men. Nếu ăn quá nhiều sầu riêng ruột đỏ có thể bị "say”.

Theo các nhà khoa học, sầu riêng ruột đỏ không chỉ thơm ngon mà còn có giá trị dinh dương cao.  Trong 100g sầu riêng ruột đỏ cung cấp khoảng 147Kcal năng lượng, gần chiếm khoảng 7% lượng năng lượng cho các hoạt động của cơ thể mỗi ngày.

Bên cạnh đó loại quả này còn là nguồn cung cấp năng lượng phong phú giúp chắc khỏe xương, răng và chống lại tình trạng lão hóa. Mặt khác, sầu riêng ruột đỏ chứa nhiều Lycopene rất tốt cho việc chống lại ung thư.

2. Cách trồng sầu riêng ruột đỏ

Khi mới được đưa ra thị trường, sầu riêng ruột đỏ là sản phẩm siêu “hot”. Chúng được bán với mức giá khá đắt đỏ, nhất là khi được nhập khẩu về Việt Nam. Nhiều người dân ở thành phố Hồ Chí Minh hay Hà Nội phải nhờ người xách tay từ Malaysia về để thỏa mãn cơn thèm, sự tò mò.

Song vài năm trở lại đây giống sầu riêng ruột đỏ đã được nhập khẩu và bán nhiều tại các cửa hàng cây giống hoặc các website về cây giống trên mạng. Người dân có thể đến mua trực tiếp hoặc đặt mua qua mạng.

Tuy nhiên, khi chọn mua giống sầu riêng ruột đỏ người dân cũng cần lưu ý đến một số đặc điểm bên ngoài để tránh mua nhầm hàng giả. Theo chuyên gia thực vật học, cây sầu riêng ruột đỏ có những đặc điểm hình thái đặc trưng sau:

- Bên ngoài trông không khác cây sầu riêng ruột vàng thông thường lắm, cây thường cao từ 5 – 6m.

- Lá có hình thuôn dài, nhọn.

- Mặt lá có màu xanh đậm, bóng còn bên dưới lá có màu vàng đồng khá đặc biệt.

- Quả nhỏ, cơm màu đỏ và hạt nhỏ như hạt mít.

Ngoài việc nắm bắt được các đặc điểm hình thái người mua cũng cần nắm được kỹ thuật trồng và chăm sóc cây. Bởi sầu riêng ruột đỏ hiện vẫn chưa được trồng phổ biến tại Việt Nam nên một số điểm khác biệt cần lưu ý khi trồng như:

  • Lựa chọn giống

Hiện nay, sầu riêng ruột đỏ thừng được trồng bằng cây non giống theo phương pháp vô tính. Những cây con giống được trồng có đường kính thân khoảng 3cm và cao khoảng 50cm.

Empty

Giá trị dinh dưỡng của sầu riêng ruột đỏ và cách trồng sầu riêng ruột đỏ. Giống cây phải được chọn kỹ lưỡng để đảm bảo khi trồng không bị chết hoặc héo

  • Đất đai

Sầu riêng ruột đỏ khá dễ trồng, chúng thích nghi với nhiều loại đất khác nhau như: đất cát pha, đất đỏ bazan. Tuy nhiên, đất trồng phải đảm bảo độ tơi xốp, độ pH từ 5 – 7.

  • Chuẩn bị hố trồng

Hố trồng cây sầu riêng ruột đỏ có kích thước 60x60x60. Trước khi đào hố cần làm sạch đất, cỏ dại. Mỗi hố cho phân bón lót trước khoảng 1 tháng.

  • Thời vụ trồng

Với điều kiện khí hậu nước ta thì nên trồng sầu riêng ruột đỏ từ khoảng tháng 5 – tháng 8 hàng năm để cây phát triển tốt nhất và không tốn công tưới.

  • Kỹ thuật trồng

Sau khi lấy cây giống, bạn cần tháo bầu để đặt cây giống vào hố. Đặt cây xuống hố, nhẹ nhàng lèn đất với 2/3 chiều cao bầu rồi rải một ít phân lên trên. Sau đó lấp đất cho đầy lỗ và nén nhẹ cho đất ngang bầu và tưới một chút nước.

  • Bón phân cho cây

Với sầu riêng ruột đỏ bạn cần bón xen kẽ cả phân hữu cơ và phân hóa học. Bón nhiều lần theo từng giai đoạn phát triển của cây.

Bên cạnh việc bón phân thì người trồng cũng nên thường xuyên cắt tỉa và tạo tán ngay từ nhỏ. Khi cây đạt 2m thì cắt tỉa thưa để loại bỏ cành vượt, cành xấu, cành héo…

  • Thu hoạch

Đến năm thứ 3 là sầu riêng ruột đỏ cho thu hoạt. Khi thu hoạch quả đạt kích thước tối đa, vỏ hơi nứt, sờ vào mềm, có mùi thơm.

comment Bình luận

largeer