Tác dụng của sầu riêng với phụ nữ mang thai

Sầu riêng (Durio) là loại quả giàu giá trị dinh dưỡng có lợi cho bà bầu. Tuy nhiên, vì mùi hương của sầu riêng nên không phải ai cũng có thể ăn được và phụ nữ mang thai cũng vậy.
01/06/2018 15:15

1. Giá trị dinh dưỡng của sầu riêng

Sầu riêng là loại cây có nguồn gốc từ Đông Nam Á, rất bổ dưỡng và có mùi thơm nồng vì vậy không phải ai cũng có thể chịu được mùi vị này.

Sầu riêng là loại trái cây nhiệt đới có thể cao tới 27m. Quả sầu riêng có hình bầu dục với nhiều gai nhọn, màu vàng xanh dài từ 20 - 35mm. Loại quả này thường có 5 ngăn múi và chứa bột thịt màu trắng kem hoặc vàng.

Tac dung cua sau rieng voi phu nu mang thai 2

Sầu riêng là loại trái cây nhiệt đới giàu dinh dưỡng

Trong quả sầu tiêng có 1 - 7 hạt dạng như hạt dẻ dài 2 - 6cm có màu nâu bóng.

Thành phần có trong 100g sầu riêng có 37,14% nước; 6,38% chất đạm; 2,7% chất béo; 16,2% chất đường và nhiều chất khác.

Trong sầu riêng có chứa rất nhiều calo và chất béo. Tuy nhiên loại chất béo này lại không gây hại cho cơ thể. Bởi vậy mà nếu có nhu cầu tăng cân, sầu riêng là lựa chọn phù hợp.

Tac dung cua sau rieng voi phu nu mang thai 3

Tác dụng của sầu riêng với phụ nữ mang thai. Trong sầu riêng có chứa nhiều calo và chất béo tốt cho bà bầu

Nhờ có hàm lượng vitamin C cao, nên ăn sầu riêng có thể giúp cơ thể chống lại bệnh tật, hỗ trợ chữa lành vết thương, giúp giảm cholesterol và cải thiện lưu thông máu cùng nhiều lợi ích khác cho sức khỏe.

Trong 100g sầu riêng có chứa các thành phần:

  • Vitamin A: 20 - 30 IU (đơn vị quốc tế)
  • Acid ascobic: 23,9 - 25,0 mg
  • Canxi: 7,6 - 9,0 mg
  • Photpho: 37,8 - 44,0 mg
  • Kali: 436 mg
  • Thiamin: 0,20 mg
  • Riboflavin: 0,20 mg
  • Niacin: 83 - 0,70 mg
  • Sắt: 0,73 - 1,0 mg
  • Đường: khoảng 12g
  • Protein: 2,5 - 2,8g
  • Chất béo: 5,33g
  • Chất xơ: 3,8 g
  • Carbohydrate toàn phần: 30,4 - 34,1g
  • Năng lượng 144

2. Tác dụng của sầu riêng với phụ nữ mang thai

Trong thời gian mang thai, mẹ vẫn có thể ăn sầu riêng. Tuy nhiên, không nên ăn quá nhiều vì đây là loại quả gây nóng. Do hàm lượng đường trong nó khá cao, giàu năng lượng (100g cung cấp 147 calo) có thể gây tăng huyết áp, đầy hơi và khó tiêu cho mẹ bầu.

Loại quả này phổ biến vào mùa hè, có mùi vị đặc trưng. Thịt sầu riêng mềm, dễ tiêu hóa. Sầu riêng không chứa cholestorol và các loại chất béo có hại cho cơ thể. Chất xơ trong sầu riêng có tác dụng bảo vệ màng nhầy của hệ tiêu hóa, loại bỏ những độc tố góp phần gây ung thư. Không chỉ vậy, hàm lượng chất xơ có trong sầu riêng cũng rất tốt đối với quá trình tiêu hóa.

Tac dung cua sau rieng voi phu nu mang thai 4

Các dưỡng chất có trong sầu riêng giúp bà bầu tăng cường sức khoẻ và tốt cho sự phát triển của thai nhi

Sầu riêng giàu vitamin B bao gồm niacin, thiamin và riboflavin. Thiamin giúp bà bầu ăn ngon miệng hơn, hỗ trợ quá trình hoạt động của hệ tiêu hóa, riboflavin giúp ngăn ngừa chứng đau nửa đầu. Đặc biệt là trong thời kỳ mang thai, triệu chứng này cũng ảnh hưởng rất nhiều đến mẹ bầu.

Nhờ có hàm lượng canxi và các loại khoáng chất trong sầu riêng như kali, phospho… đem lại hiệu quả cao trong quá trình phát triển hệ xương và răng của thai nhi. Đồng và sắt đóng góp trong quá trình tạo ra các tế bào hồng cầu trong cơ thể, rất cần thiết cho sự tăng trưởng và phát triển thích hợp của thai nhi.

Nhiều nghiên cứu khác đã chỉ ra ăn sầu riêng có thể giúp cải thiện tâm trạng, giảm căng thẳng, trầm cảm, đẩy lùi cảm giác lo âu, chán nản.

3. Một số lưu ý khi ăn sầu riêng trong thời kỳ mang thai

Nhiều mẹ bầu cho rằng, ăn sầu riêng có thể làm ảnh hưởng đến làn da của trẻ sau khi sinh. Bé sinh ra sẽ có da xù xì, hơn nữa người cũng có mùi khó chịu. Tuy nhiên, tới nay chưa có nghiên cứu nào khẳng định những quan niệm này là đúng.

Đồng thời, cũng chưa có chuyên gia nào khẳng định những lợi ích của việc ăn sầu riêng khi mang thai. Do đó, trước khi ăn sầu riêng, cần tham khảo ý kiến bác sỹ. Tùy theo tình trạng sức khỏe hiện tại của mẹ và sự phát triển của thai nhi, bác sỹ sẽ cho lời khuyên phù hợp.

Tac dung cua sau rieng voi phu nu mang thai 5

Bà bầu bị tiểu đường thai kỳ không nên ăn sầu riêng

Sầu riêng có chứa nhiều carbonhydrate và năng lượng. Trung bình 2 múi sầu riêng cỡ trung có thể cung cấp khoảng 60 calo cho cơ thể. Hơn nữa, sầu riêng cũng là thực phẩm có lượng đường cao, có thể gây đột biến về lượng đường trong máu. Do đó, những bà bầu bị tiểu đường thai kỳ đều được khuyến cáo không nên ăn sầu riêng.

Với những mẹ bầu có dấu hiệu thừa cân hoặc tăng cân quá mức trong thai kỳ cũng nên hạn chế ăn sầu riêng. Việc ăn nhiều sầu riêng có thể ảnh hưởng xấu đến hệ tiêu hóa, gây ra tình trạng đầy bụng, khó tiêu. Thậm chí nhiều trường hợp ăn sầu riêng quá nhiều còn gây chảy máu cam và nổi mụn…

Tac dung cua sau rieng voi phu nu mang thai

Ăn sầu riêng có thể ảnh hưởng xấu đến hệ tiêu hoá của mẹ bầu

Với những mẹ bầu có vấn đề về thận cũng không nên ăn nhiều sầu riêng, bởi hàm lượng kali khá cao trong nó. Với bệnh nhân mắc bệnh thận, lượng kali trong máu tăng cao có thể làm loạn nhịp tim, thậm chí có thể gây tử vong đột ngột.

Một trong những vấn đề mẹ bầu cần lưu ý đó là tuyệt đối không ăn sầu riêng sau khi uống rượu bia.

Với những lợi ích mà sầu riêng đem lại, mẹ bầu có thể ăn 150g sầu riêng mỗi ngày.

comment Bình luận

largeer