Giãn dây chằng háng và cách điều trị

Giãn dây chằng là tình trạng rất thường xuyên xảy ra trong cuộc sống, đặc biệt là khi vận động mạnh hoặc chơi thể thao,… gây ra các cơn đau và hạn chế sự vận động. Bài viết dưới đây sẽ tìm hiểu về tình trạng giãn dây chằng háng và cách điều trị.
11/08/2018 23:50

Giãn dây chằng háng là gì?

Giãn dây chằng được xếp vào loại tổn thương dạng nhẹ (so với rách cơ và đứt cơ) khi số lượng bó cơ bị đứt chiếm khoảng 25%. Giãn dây chằng háng là tình trạng dây chằng ở xung quanh khu vực khớp háng bị kéo căng quá mức do vận động mạnh, vận động sai tư thế, tai nạn gây nên.

Nguyên nhân gây giãn dây chằng háng

Do tuổi tác: Tình trạng lão hóa sẽ diễn ra nhanh hơn ở những người cao tuổi. Các cơ bắp, dây chằng bị mất dần các dưỡng chất nên chức năng cũng bị suy giảm, không còn dẻo dai, săn chắc nữa nên khi những bó cơ, dây chằng này chịu các tác động (dù nhỏ) cũng có thể bị tổn thương, giãn và tạo ra các cơn đau.

giandaychanghang1

Nguyên nhân gây giãn dây chằng háng có thể do tuổi tác

Do lao động quá sức: Trong quá trình lao động khi phải vận chuyển các đồ nặng và duy trì trong thời gian dài sẽ làm cho hệ thống dây chằng bị dãn ra. Nếu không có sự điều chỉnh hợp lý, dây chằng có thể bị đứt hay nghiêm trọng là có thể bị đứt.

Do chơi thể thao: Bóng đá là môn thể thao có số người bị chấn thương về cơ khớp cao nhất so với các môn thể thao còn lại. Bên cạnh đó các môn thể thao có thể gây ra tình trạng căng cơ và giãn dây chằng đó là điền kinh, đẩy tạ, tennis, cầu lông,…

Do tai nạn, chấn thương: bạn có thể bị giãn dây chằng háng gặp phải những chấn thương trong chơi thể thao, hay khi tham gia giao thông hoặc lao động bị va đập mạnh, té ngã khiến cơ, khớp bị tổn thương.

Triệu chứng do giãn dây chằng háng gây ra

Cũng như giãn dây chằng ở các vị trí khác, giãn dây chằng háng có những biểu hiện điển hình và rõ rệt là đau nhức và hạn chế sự vận động.

Tùy vào mức độ giãn dây chằng háng mà các cơn đau có thể từ âm ỉ đến dữ dội, ảnh hưởng trực tiếp đến sinh hoạt hàng ngày của bệnh nhân.

- Bệnh nhân sẽ không thể đứng lên để đi trong thời gian đầu tiên, thậm chí quay người nhẹ nhàng cũng có thể gây đau nhói. Nếu cố tình vận động sẽ khiến chỗ cơ bị đứt tụ lại máu nhiều, gây nhiều khó khăn trong quá trình điều trị sau đó.

- Các khớp ở khu vực bị giãn dây chằng háng sẽ nóng ran, sưng đỏ, thậm chí có thể bị viêm.

- Khi trở trời (mưa ẩm ướt hoặc lạnh), các cơn đau có thể tăng lên, tê buốt và nhức mỏi nhiều hơn

- Từ khu vực các khớp bị giãn dây chằng háng, cơn đau sẽ lan sang những khu vực khác, khiến cho toàn thân đau nhức, mệt mỏi.    

Khi bị giãn dây chằng, bệnh nhân cần phải được điều trị ngay, tránh để bệnh chuyển thành mãn tính, gây khó khăn hơn cho việc điều trị bệnh. Hơn nữa, khi các dây chằng bị giãn ra thì các khớp sẽ trở nên lỏng lẻo hơn, là nguyên nhân gây ra các bệnh lý khác như thoái hóa khớp, viêm khớp, thoát vị đĩa đệm,…

giandaychanghang2

Cần chú ý giãn dây chằng háng để điều trị kịp thời

Cách điều trị giãn dây chằng háng

Hạn chế vận động: Hạn chế ít nhất các hoạt động (đứng, đi lại,..) để giảm bớt sự ảnh hưởng đến dây chằng. Tuy nhiên, không hẳn là phải nằm bất động mà nên thường xuyên xoa bóp nhẹ nhàng để mạch máu được lưu thông.

Xoa bóp: tăng cường việc xoa bóp sẽ giúp mạch máu được lưu thông, giảm sự tụ máu ở khu vực bó cơ bị đứt, ngăn chặn sự viêm nhiễm xảy ra.

Chườm lạnh: Mục đích để không máu lưu thông không bị ngưng tụ hay chảy máu, phòng ngừa các biến chứng có thể xảy ra. Làm nhiều lần trong ngày, mỗi lần cách nhau khoảng 1 giờ và thời gian chườm từ 10 – 15ph. Tuyệt đối không được chườm nóng vì sẽ khiến máu chảy nhiều hơn, tình trạng bệnh sẽ nguy hiểm hơn.

Tập Yoga: Tập Yoga sẽ khiến cơ bắp được cải thiện rõ rệt, ngăn ngừa sự viêm khớp, thoái hóa khớp và dây chằng sẽ được phục hồi nhanh hơn, những đau đớn cũng được giảm bớt đáng kể.

Trên đây là những phương pháp điều trị tạm thời, khi bị giãn cơ háng, bệnh nhân cần phải có sự chẩn đoán của bác sỹ hoặc những người có chuyên môn để có được sự điều trị đúng đắn và kịp thời nhất.

comment Bình luận

largeer