Hoa chuông có độc không?

Hoa chuông có độc không? Hoa chuông là loài hoa có hình dáng bắt mắt nên thường được trồng làm cảnh trong nhà. Tuy nhiên ít người biết rằng loài hoa này có chứa độc tố gây thôi miên, mất kiểm soát hành vi.
15/03/2018 11:55

Đặc điểm hoa chuông

Hoa chuông hay còn được biết đến với tên gọi  Scopolamine hay “Hơi thở của quỷ”, cây thôi miên. Loài cây này có nguồn gốc từ Borrachero – một loại cây dại mọc phổ biến ở Bogota, Colombia. Hoa chuông có hình dáng lạ, màu sắc đa dạng rất được ưa chuộng trên thế giới đã được nhập nội vào nước ta.

Hoa chuông có hình dáng gần giống với cây hoa loa kèn rủ xuống, có màu trắng hoặc vàng rất đẹp. Phấn của loài hoa này có thể gây ảo giác.

hoa chuong co doc khong

Hoa chuông có độc không? Hoa chuông được trồng nhiều ở các hộ gia đình làm cây cảnh và thường được gọi là hoa loa kèn 

Tại Việt Nam có rất nhiều gia đình trồng loài hoa này để làm đẹp cho khu vườn của mình. Loài hoa này được trồng nhiều nhất ở Đà lạt và số lượng có thể lên tới hàng trăm cây. Ở đây người ta thường gọi loài hoa này là hoa loa kèn bởi chúng có hình dáng giống như Borrachero, được trồng cách đây từ vài năm đến cả chục năm tuổi đang cho ra hoa trắng xóa.

Hoa chuông là loài thực vật thân thảo, sống lâu năm và có khả năng tạo thành các cụm dày đặc nhờ loang rộng theo các rễ ngầm dưới mặt đất.

Thân cây hoa chuông cao từ 15-30 cm và cành hoa bao gồm 5-15 hoa trên đỉnh ngọn thân cây. Hoa có chiều dài trung bình 25cm, có màu trắng hoặc vàng, mùi thơm ngọt và nở hoa về cuối mùa xuân.

Lá loài cây này có vị đắng và lợ, hình thức giống lá thuốc lá. Điều đặc biệt, tất cả các bông hoa khi nở đều cắm đầu xuống đất, y hệt Borrachero.

Nhà sinh vật học Lương Văn Dũng, phó Trưởng khoa Sinh học, Đại học Đà Lạt cho biết, tên Borrachero không phải là tên khoa học của loài cây này mà chỉ là tên gọi địa phương tại Colombia. Do vậy ông chưa dám khẳng định cây Borrochero ở Colombia và cây người Đà Lạt thường gọi là hoa loa kèn có phải là một.

Qua nghiên cứu, ông cũng bước đầu xác nhận hai loại cây này cùng họ và cùng chi. Tuy nhiên chưa thể khẳng định chúng là một. Để có thể đưa ra một kết luận chính xác rất cần nhiều cuộc nghiên cứu cả trong và ngoài nước.

Còn theo Giáo sư - tiến sĩ Võ Văn Chi, tác giả cuốn "Từ điển cây thuốc Việt Nam", khẳng định Borrachero chính là cây cà độc dược cảnh ở Việt Nam, một số địa phương gọi là hoa loa kèn. Cây có tên khoa học Brumansia Suaveolens (Wild), thuộc họ cà Solanaceae.

hoa chuong co doc khong 3

Hoa chuông có độc không? Hoa chuông có chứa độc tố nên nếu ăn phải sẽ rất nguy hiểm

Hoa chuông có độc không?

Theo nghiên cứu thì hoa chuông là loài hoa có độc dược cao và có thể gây nguy hiểm nếu ăn phải. Cây hoa chuông còn được biến đến là cây thôi miên hay 'hơi thở của quỷ'. Có tên gọi như vậy bởi trong hoa của loài cây này chứa chất gây ảo giác scopolamine.

Theo các nhà khoa học, chỉ cần uống một giọt dịch chất chiết xuất từ chất scopolamine của hoa chuông, một người khỏe mạnh có thể rơi vào trạng thái vô thức, mất trí nhớ và mất tri giác tạm thời. Nạn nhân có thể sẽ nghe, làm theo lời người đối diện một cách vô thức.

Không những hoa chuông mà các bộ phận của hoa chuông cũng đều chứa độc tố cực mạnh và có thể dẫn tới ngộ độc khi ăn. Ở dạng nhẹ bệnh nhân ngộ độc có biểu hiện nôn trớ, mệt mỏi, choáng váng... Ở dạng ngộ độc nặng người bệnh có thể bị suy thận, suy tim cấp, bị ảo giác, hoang tưởng..., nếu không được cấp cứu.

Do có độc tính cao nên loài cây này được sử dụng để bào chế các loại thuốc có tác dụng giảm đau, chống say tàu xe, tiền mê, trị hen suyễn... với một lượng rất nhỏ. Độc dược của loài cây này còn được sử dụng như một loại thuốc để lấy lời khai của tội phạm hoặc làm mất tri giác tạm thời.

Chất Scopolamine trong hoa chuông đáng sợ như thế nào?

Scopolamine còn được gọi là hơi thở của quỷ là một loại ma túy ha ma dược được bào chế từ cây Borrachero ở Colombia. Loại này có tác dụng gây mê đồng thời làm mất đi thần trí của con người, đưa nạn nhân vào trạng thái thôi miên.

Loại độc dược này được coi là loại thuốc đáng sợ nhất thế giới được tội phạm dùng để xóa trí nhớ và làm mất ý thức tạm thời của nạn nhân.

hoa chuong co doc khong 1

Hoa chuông có độc không? Chất độc trong hoa chuông có thể gây mất trí nhớ tạm thời, suy tim cấp, suy thận....

Cây Borrachero có hoa màu trắng và vàng, rất giống với cây hoa loa kèn thường thấy ở Đà Lạt của Việt Nam. Loài cây này tiết ra chất Scopolamine tự nhiên rất nguy hiểm. Những người dân nơi đây thường dặn con nhỏ không được ngủ quên dưới gốc cây hoa loa kèn này. Bởi chỉ cần hít phải phấn hoa của nó thôi cũng đã khiến trẻ con gặp phải những giấc mơ lạ lùng.

Khi được chiết xuất và xử lý bằng hóa chất thì chất Scopolamine trong loài hoa này trở thành một loại bột màu trắng không mùi, không vị. Chúng tan nhanh trong nước nên thường được tội phạm dùng để đầu độc nạn nhân.

Hy vọng qua bài viết bạn có thể hiểu hơn về những độc tính của loài hoa chuông này. Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết của chúng tôi, chúc bạn luôn khỏe mạnh

comment Bình luận

largeer