Hoa xuyến chi có độc không?

Hoa xuyến chi là loài hoa dại có tên khoa học là Bidens pilosa. Hoa xuyến chi còn thường được gọi là hoa cứt lợn, là loài thực vật có hoa thuộc chi Bidens, họ cúc.
01/05/2018 08:00

1, Đặc điểm hoa xuyến chi

Cây xuyến chi hay còn gọi là cây cứt lợn, cây cúc áo, cây đơn kim… là cây thảo mọc ở nhiều nơi. Chúng là loài cây thực vật có có tên khoa học là Bidens pilosa và có hoa thuộc chi Bidens, họ cúc Asteraceae.

Cây xuyến chi thường mọc ở những nơi có không gian thoáng với thân cây cao chừng 0,3 m đến 0,4 m. Cành rậm thường mọc theo từng nhóm. Xuyến chi thuộc loại cây mọc nhanh, ưa sáng và ưa ẩm. Chúng thường mọc thành quần thể dày đặc trên đất sau nương rẫy, bãi hoang và dọc theo đường đi…

hoa xuyen chi co doc khong

Hoa xuyến chi có độc không? Hoa xuyến chi là loài hoa dại có tên khoa học là Bidens pilosa

Cây xuyến chi nở hoa quanh năm nhưng chủ yếu vẫn vào mùa xuân. Khi nở hoa xuyến chi có 5 hoặc 6 cánh màu trắng bao quanh nhụy vàng. Ở trong các các nhụy hoa có chứa hạt, đầu nhụy có các múi gai. Khi già, Các nhụy này di chuyển theo gió hoặc theo vật chủ di chuyển đến những nơi gặp điều kiện thuận lợi thì sinh trưởng tiếp theo. Nhờ đó mà hạt hoa xuyến chi có thể đến được nơi đất mới, nảy nở sinh sôi.

Cây xuyến chi có sức sống rất mãnh liệt, chúng có mặt ở mọi địa hình: bên ghềnh đá, bãi cát, gò đất khô, đất hoang, bên đường tàu, triền đê, bờ mương, vệ đường… dù môi trường có nghiệt ngã, xuyến chi vẫn phát triển và bốn mùa hoa nở.

Loài hoa này có ý nghĩa bắt nguồn từ truyện cổ tích dân gian. Có một cô gái có giọng hát rất hay nhưng lại không hề xinh đẹp. Nhưng rồi có 1 vị khách qua đường yêu thầm giọng hát của nàng. Nhưng người khách này chưa một lần đối diện khuôn mặt nàng. Một thời gian người khách kia đã bỏ đi không lời từ biệt. Nàng ngày đêm mong ngóng đến kiệt sức mà chết. Nơi nàng ngã xuống đã mọc lên một loài hoa đẹp, nhỏ nhắn xinh đẹp đó là loài hoa xuyến chi, một loài hoa dại chốn đồng quê.

Loài hoa dại này lại có sắc đẹp kỳ lạ đến vậy để mỗi khi ai nhắc đến loài hoa xuyến chi đều bồi hồi xao xuyến.

2, Hoa xuyến chi có độc không?

Hoa xuyến chi là loài hoa mọc dại có hầu hết ở mọi nơi trên đất nước ta. Chắc hẳn ai cũng đã từng quen thuộc với loài hoa này.

Theo các chuyên gia sức khỏe, hoa xuyến chi là một loài hoa dại không chứa độc. Hơn nữa, chúng còn có nhiều tác dụng đối với con người như làm thực phẩm hay thuốc chữa bệnh.

Trong Đông y, hoa xuyến chi còn được các danh y gọi là hoa đơn kim, đơn kim thảo hay còn có một số tên khác như cúc áo, cương hoa thảo, tiểu quỷ châm, thích châm thảo, quỷ châm thảo...

Xuyến chi có vị đắng, tính bình, có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, khu phong, hoạt huyết, tan máu tụ. Loài hoa này còn được dùng trong một số bài thuốc để chữa các bệnh nhiễm trùng đường hô hấp, viêm họng, viêm ruột thừa, viêm gan truyền nhiễm, viêm dạ dày – ruột, tiêu hóa kém, đau nhức xương khớp, sốt rét.

Theo nghiên cứu, cây xuyến chi còn chứa nhiều thành phần hóa học tốt cho sức khỏe như: 9.8% nước, 2.2% Mn, 2.3% Mg, 1.1% Ca, 1.6% Photpho, 1.2% Cr, 0.02% Fe, 0.03% Zn,…những chất này rất tốt cho sức khỏe. Ngoài ra, những chất như acetone  2.8%, methanol  8.6%, acetone 2.5% có tác dụng làm thuốc chữa ho, giảm đau hiệu quả.

hoa xuyen chi co doc khong 1

Hoa xuyến chi là loài hoa không chứa độc lại có nhiều tác dụng chữa bệnh hiệu quả

Một số bài thuốc từ loài cây hoa xuyến chi dại này:

  • Trẻ sốt cao: là và hoa xuyến chi 20 g, sài đất 20 g, giã nát vắt lấy nước cho trẻ uống ngày 2-3 lần, còn bã thuốc đắp lòng bàn chân cho trẻ.
  • Chữa rắn cắn, mề đay nổi mẩn, bị thương, trĩ lở:  Dùng lá xuyến chi 20g giã nhỏ xát và đắp vào chỗ đau, kết hợp uống thuốc sắc( cây khô 15g).
  • Đau răng, sâu răng: lá và hoa xuyến chi đem giã nát với một ít muối trắng. Viên thành viên nhỏ, nhét vào chỗ đau răng hoặc sâu răng.
  • Viêm gan virut: 20g lá và hoa cây xuyến chi, diệp hạ châu 20g, cam thảo đất 15g, bồ bồ 15g, hạt dành dành 12g. Sắc uống ngày một thang.
  • Viêm họng, viêm thanh quản: hoa và lá xuyến chi, kim ngân hoa, sài đất, lá húng chanh, cam thảo đất, mỗi thứ 10-15 g. Sắc với 700ml nước lấy 300ml, chia 2 lần uống trong ngày. Sắc uống ngày một thang.
  • Trị mẩn ngứa : Xuyến chi thường dùng ngoài nấu nước tắm (100–200g nấu với 4–5 lít nước) bã xát kỹ để trị mẩn ngứa. Thường chỉ dùng 1–2 lần thấy kết quả.
  • Chấn thương phần mềm, tụ máu đau nhức: giã nát lá và hoa xuyến chi, lá cây đại với một lượng bằng nhau. Sau đó băng đắp vào chỗ đau, thực hiện ngày 1-3 lần. Khi máu tụ tan, hết đau nhức thì ngừng đắp thuốc.
  • Hoa ngọc lan có độc không?
  • Hoa sim có độc không?
comment Bình luận

largeer