Hóc xương gà nguy hiểm thế nào?

Hóc xương gà nguy hiểm thế nào? Hóc xương gà được xem là “tai nạn” nguy hiểm và dễ gây tử vong nhất. Bởi dị vật xương gà thường cứng, sắc dễ làm nạn nhân bị thủng thực quản gây viêm loét làm thủng mạch máu lớn cạnh thực quản dẫn đến tử vong.
04/04/2018 10:33

Hóc xương gà nguy hiểm thế nào?

Hóc xương gà, hóc xương cá là một trong những dạng hóc dị vật thực phẩm phổ biến nhất hiện nay. Tuy nhiên, các bác sĩ chỉ ra hóc xương gà có mức độ nguy hiểm hơn gấp nhiều lần so với hóc xương cá.

Theo bác sĩ Vũ Đức Chung, trưởng khoa Nội tiêu hóa, bệnh viện Quân đội 354: hóc xương gà là một lại hóc vị vật cực kỳ nguy hiểm. Mức độ nguy hiểm của nó đã được dân gian cảnh báo qua câu nói “hóc xương gà, xa cành khế”.

Hóc xương gà nguy hiểm đến tình mạng ở chỗ: đây là một loại dị vật rất cứng và sắc nên dễ làm bệnh nhân bị viêm niêm mạc hoặc thủng thực quản. Trong trường hợp phát hiện trễ, quá trình viêm loét có thể làm thủng các mạch máu trong thực quản dẫn đến tử vong. Trên thực tế, không ít bệnh nhân bị đã tử vong vì hóc xương gà.

Đơn cử, năm 2014 bệnh viện Trung ương Huế tiếp nhận và phẫu thuật thành công cho trường hợp bệnh nhân T.V.S (63 tuổi, ngụ huyện Tiên Phước, tỉnh Quảng Nam), do hóc xương gà gây thủng thực quản, phế quản.

Empty

Hóc xương gà nguy hiểm thế nào? Hóc xương gà nếu không được cứu chữa kịp thời có thể gây tử vong

Cụ thể, bệnh nhân bị hóc xương gà trong lúc ăn cơm. Qua chụp CT nhận thấy dị vật là miếng xương gà nằm ngang quai động mạch chủ ngực đe dọa gây thủng động mạch. Ngay sau đó, bệnh nhân được chỉ định nội soi gắp dị vật. Rất may được cấp cứu kịp thời nên không dẫn đến tử vong.

Theo các bác sĩ, hóc dị vật xương gà còn nguy hiểm ở chỗ người dân không có kiến thức y khoa, tự ý chữa hóc xương gà bằng “mẹo” dân gian. Chỉ cần chữa sai cách có thể dẫn đến nguy hiểm cho tình mạng.

Đầu tháng 11/2017, bệnh viện E Hà Nội tiến hành phẫu thuật thành công cho bệnh nhân nữ (36 tuổi, ở Tây Mỗ, Nam Từ Liêm, Hà Nội) bị hóc xương gà đâm vào sâu vào 1/3 dưới thực quản. Điều đáng nói là ca bệnh này mắc dị vật ở ngang mức đốt sống ngực 3, có thể gây biến chứng nguy hiểm, thậm chí là tử vong.

Khai thác bệnh sử thì phát hiện, khi bị hóc bệnh nhân đã tự ý chữa mẹo cho xương gà xuôi xuống nhưng kết quả mảnh dị vật đó mắc lại ở thực quản không thể tiêu được.

Mặt khác, cũng có rất nhiều trường hợp chữa hóc xương gà bằng phương pháp truyền thống như nuốt chuối, nuốt miếng cơm to, ngậm vỏ cam, vỏ bưởi… Thậm chí có người chữa hóc xương gà bằng phương pháp nhờ người đẻ vuốt vổ, xoay cành cây trên lối đi, xoay muỗng đũa trên bàn ăn hoặc vẽ bùa lên cổ. Tuy nhiên, đây là những phương pháp phi khoa học.

Theo các bác sĩ, nguyên nhân hóc xương gà chủ yếu là do ăn uống vội vàng, nuốt vội, cười đùa trong lúc ăn, say rượu. Hoặc cũng có một số trường hợp ăn cả xương, không phát hiện ra mình nuốt xương. Trẻ nhỏ là đối tượng dễ bị hóc xương gà nhất.

Những người bị mắc xương to hoặc xương sắc nhọn thì nguy cơ chúng gây thủng mạch máu, thủng thực quản lớn. Nhiều trường hợp còn gây thủng động mạch. Đã từng có bệnh nhân bị hóc xương gà dẫn đến áp xe, thủng động mạch. Thậm chí xương gà chui vào lồng ngực gây áp xư trung thất, áp xe màng phổi… Cuối cùng khi không được cứu chữa kịp thời dẫn đến tử vong.

Phải làm gì khi bị hóc xương gà?

Vấn đề nguy hiểm nhất khi bị hóc xương gà là xương gà quá lớn, cứng và vô cùng sắc nhọn. Chẳng may mắc vào cổ họng hay thực quản sẽ cắm sâu vào thịt gây chảy máu, trầy xước, sưng tấy, thủng mạch máu. Nếu không được cứu chữa kịp thời sẽ hình thành các ổ áp xe gây nguy hiểm cho tính mạng con người.

Theo các bác sĩ, để sơ cứu hoặc xử lý hóc xương gà nhanh nhất, hiệu quả nhất thì người sơ cứu cần phải biết nạn nhân hóc xương loại nào, xương lớn hay xương bé. Thêm nữa, xương đang mắc ở khu vực nào trong cơ thể.

Trong trường hợp nạn nhân bị hóc xương gà nhỏ, có thể nhìn thấy thì nhờ người khác gắp ra hộ. Tuy nhiên, người gắp nên là người có nghiệp vụ y tế.

Trường hợp người bị hóc xương gà sâu, không nhìn thấy hoặc xương quá lớn thì cần đưa ngay đến bệnh viện để các bác sĩ xử lý. Trong thời gian đưa đi cấp cứu tuyệt đối không được sử dụng các mẹo dân gian để nuốt trôi xương gà bị hóc.

Empty

Hóc xương gà nguy hiểm thế nào? Phương pháp chữa hóc xương gà tốt nhất là nên đến bệnh viện gặp bác sĩ ngay khi vừa phát hiện bị hóc

Với những trường hợp bị hóc xương lớn, có cạnh sắc nhọn và có cảm giác sưng, đau tấy ở vùng bị hóc thì không nên sử dụng các loại thuốc kháng sinh giảm đau mà cần đưa ngay đến bệnh viện. Các phương pháp chữa mẹo hoặc sử dụng thuốc đều không có tác dụng hiệu quả thực sự. Thậm chí có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm.

Khi bị hóc xương gà, bệnh nhân cần lưu ý:

- Khi thấy có dấu hiệu bị hóc xương thì ngay lập tức ngừng nuốt để dị vật không xuống sâu. Cố gắng nôn ra càng sớm càng tốt.

- Khi đã bị hóc thì không nên ăn gì để đẩy xương xuống. Không nên hoạt động mạch hay tác động từ bên ngoài vào cổ để xương xuống sâu. Ngay lập tức chuyển đến bệnh viện để điều trị.

Để hạn chế tối đa tình trạng hóc dị vật xương gà, bác sĩ khuyến nghị người dân nên ăn uống từ tốn. Khi ăn không nên nói chuyện hoặc cười đùa quá lớn. Nên ăn từ tốn và nên gỡ xương gà ra trước khi ăn.

comment Bình luận

largeer