Lịch tiêm phòng cho bà bầu nhất định phải nhớ

Lịch tiêm phòng cho bà bầu nhất định phải nhớ. Khi đã có kế hoạch làm mẹ thì bên cạnh chế độ dinh dưỡng chăm sóc bé, chị em cũng cần phải nắm những kiến thức về các loại vắc xin cần tiêm trong giai đoạn này và cần ghi nhớ lịch tiêm phòng cho bà bầu.
08/01/2018 18:07

Tại sao bà bầu nên tiêm phòng

Khi mang thai sức đề kháng của chị em sẽ hoạt động kém hiệu quả hơn bình thường. Khi hệ miễn dịch bị suy yếu thì nguy cơ mắc bệnh của người phụ nữ sẽ tăng cao hơn bình thường.  Do vậy bà bầu và thai nhi là đối tượng nằm trong nhóm có nguy cơ cao mắc các bệnh truyền nhiễm.

lich tiem phong cho ba bau nhat dinh phai nho

Lịch tiêm phòng cho bà bầu nhất định phải nhớ. Bà bầu và thai nhi là đối tượng có nguy cơ cao mắc các bệnh truyền nhiễm

Một số căn bệnh phổ biến tường chừng như bình thường, chúng chỉ khiến chị em mệt mỏi, khó chịu. Nhưng chúng lại để lại nhiều biến chứng nguy hiểm khôn lường đến sức khỏe và sự phát triển của thai nhi trong bụng mẹ.

Do đó mà giải pháp tốt nhất chính là chích ngừa trước khi mang thai để bảo vệ sức khỏe cho cả mẹ và thai nhi trước những hiểm họa bệnh tật rình rập.

Tổ chức Y tế Thế giới cũng khuyến cáo rằng: tiêm phòng vắc xin khi mang thai là một trong những biện pháp hữu hiệu nhằm tránh rủi ro cho mẹ và bé trong hành trình 9 tháng thai kỳ.

Lịch tiêm phòng cho bà bầu mang thai lần đầu

Bà bầu nào cũng muốn có thai nhi khỏe mạnh để tạo tiền đề sức khỏe tốt nhất cho thai nhi. Cùng với chế độ dinh dưỡng, nghỉ ngơi hợp lý thì tiêm phòng đầy đủ các mũi vắc xin được khuyến cáo là có vai trò giống như lá chăn bảo vệ bà mẹ và cả thai nhi trước các bệnh nguy hiểm.

Lịch tiêm trước khi mang thai

Những vắc xin mà phụ nữ trước khi có bầy cần tiêm gồm: sởi – quai bị – rubella, thủy đậu, cúm, viêm gan B.

lich tiem phong cho ba bau nhat dinh phai nho 1

Lịch tiêm phòng cho bà bầu nhất định phải nhớ. Các mũi vắc xin có vai trò giống như lá chăn bảo vệ bà mẹ và cả thai nhi trước các bệnh nguy hiểm.

- Bệnh sởi: Nếu mẹ bầu mắc bệnh sởi thì thai nhi có nguy cơ cao là sẽ bị dị dạng, chết lưu, sảy thai hoặc sinh non. Do vậy để đảm bảo thai nhi được lớn lên khỏe mạnh thì bạn nên đi làm xét nghiệm và tiêm phòng vắc xin ngừa sởi.

- Bệnh quai bị: Viruts quai bị rất nguy hiểm đến cơ quan sinh sản, nó có thể tác động xấu đến buồng trứng gây ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng sinh sản của phụ nữ. Không những vậy nếu trong quá trình mang thai ở giai đoạn 3 tháng đầu và 3 tháng cuối các mẹ mắc bệnh quai bị, thai nhi sẽ có nguy cơ cao bị dị tật, hay thậm chí là chết non.

- Bệnh rubella: Hiện nay đã có vắc xin kết hợp giữa bệnh sởi – quai bị – rubella, do vậy mà các bạn nên tiêm vắc xin này trước khi mang thai 3 tháng. Trong 3 tháng đầu mang thai nếu mẹ bị nhiễm virut rubella thì 90% thai nhi bị dị tật. Và những dị tật sẽ chủ yếu liên quan đến não, tim, tai, mắt hoặc không thể phát triển tiếp được. Do vậy các mẹ hãy nhớ lịch tiềm phòng để bảo vệ cả bạn và con nhé!

- Bệnh thủy đậu: Các mẹ nên tiêm phòng vắc xin thủy đậu trước khi có thai ít nhất là 1 tháng. Bởi nếu mẹ chưa từng mắc thủy đậu hay chưa tiêm phòng mà trong quá trình mang thai nhiễm bệnh thì nguy cơ cao gây ra dị tật bẩm sinh cho thai nhi.

- Bệnh cúm: Cúm là bệnh thường gặp không gây nguy hiểm nhưng với bà bầu chúng lại rất dễ gây ra các biến chứng nguy hiểm. Khi bà bầu bị cúm, bệnh có thể gây dị tật bẩm sinh cho thai nhi. Đặc biệt là nếu bà bầu bị cảm cúm trong 3 tháng đầu mang thai. Do vậy mà trong bất kỳ thời điểm nào trước khi mang thai phụ nữ có thể tiêm phòng cúm.

- Bệnh viêm gan B: Viêm gan B là căn bệnh nguy hiểm và đến nay vẫn chưa có thuốc chữa trị khỏi căn bệnh này. Bệnh có thể gây xơ gan, ung thư gan cho người mắc. Trong trường hợp mẹ bị nhiễm virut viêm gan B thì có khả năng cao sẽ lây cho bé trong quá tình sinh nở. Vì vậy trước khi mang thai mẹ cần tầm soát viêm gan B để được tiêm phòng bổ sung hoặc có hướng giải quyết tránh nguy cơ truyền virus sang cho bé.

Trong thời gian mang thai

lich tiem phong cho ba bau nhat dinh phai nho 2

Lịch tiêm phòng cho bà bầu nhất định phải nhớ. Trong thời gian mang thai bà bầu nên nhớ lịch tiêm vắc xin phòng uốn ván

- Tiêm vacxin uốn ván: Đây là vắc xin phòng các bệnh nhiễm trùng cho mẹ và bé trong thai kỳ, khi sinh và sau sinh. Nếu như bạn mang thai lần đầu và chưa tiêm uốn ván trong vòng 5 năm gần nhất thì cần tiêm 2 mũi vắc xin phòng bệnh này.  Mũi đầu, từ tuần 22 trở đi, mũi 2 tiêm nhắc lại cách 1 tháng. Để phòng sinh non, bạn nên tiêm mũi 1 muộn nhất là tuần 26, mũi 2 vào tuần 30. Mẹ nên tiêm phòng uốn ván vì chứng này có thể gây nên tình trạng thai chết lưu.

- Tiêm vắc xin cúm: Nếu 3 tháng giữa và 3 tháng cuối của thai kỳ trùng hợp với mùa cúm (từ tháng 10 cho đến hết tháng 2 của năm sau). Khi mắc cúm sẽ khiến bà bầu mệt mỏi và để lại tác động lớn đến thai nhi. Do vậy nếu chưa tiêm vắc xin cúm thì trong thời gian mang thai bạn cũng có thể đi tiêm vắc xin cúm.

Lịch tiêm phòng cho bà bầu mang thai lần 2

Lịch tiêm phòng và các mũi tiêm phòng cho người mang bầu lần 2 sẽ phụ thuộc vào việc ở lần đầu mang thai bạn đã tiêm hay chưa và thời gian đến nay đã bao lâu.

Có một số loại vắc xin chỉ có hiệu lực trong vài năm nên khi mang thai lần thứ 2 các bà bầu nên chú ý việc tiêm các loại vắc xin này.

Ví dụ như nếu lần mang bầu sau các lần mang thai đầu 5 năm thì các mẹ bầu nên làm xét nghiệm kiểm tra kháng thể. Biết được lượng kháng thể xuống thấp dưới mức bảo vệ để bạn có thể chủ động tiêm các loại vắc xin ngừa như: viêm gan B, Rubella… Còn đối với vắc xin ngừa cúm, Bộ Y tế khuyến cáo nên tiêm hằng năm.

lich tiem phong cho ba bau nhat dinh phai nho 3

Lịch tiêm phòng cho bà bầu nhất định phải nhớ. Những người lần 2 mang bầu sẽ có lịch tiêm phụ thuộc vào thời gian và mũi tiêm ở lần mang thai đầu

Đối với vắc xin phòng uốn ván thì lịch tiêm phòng lần 2 cho bà bầu mang thai sẽ khác với lần đầu. Số mũi tiêm sẽ phụ thuộc vào mũi tiêm cuối cùng cách đó bao lâu:

- Nếu là mang thai lần đầu và chưa tiêm uốn ván trong vòng 5 năm gần nhất, thai phụ cần tiêm mũi đầu tiên trong 3 tháng giữa của thai kỳ và mũi thứ 2 tiêm sau mũi 1 tối thiểu 1 tháng và trước ngày dự sinh tối thiểu 1 tháng.

- Nếu là mang thai lần 2 hoặc những lần sau mà trong vòng 5 năm chưa tiêm nhắc vắc xin uốn ván, thai phụ cần tiêm một mũi vào 3 tháng giữa thai kỳ.

- Nếu thai phụ đã được tiêm chủng mở rộng 3 mũi bạch hầu, ho gà, uốn ván từ nhỏ thì tiêm thêm 1 mũi vào tháng thứ 4 hoặc thứ 5 của thai kỳ.

- Nếu thai phụ đã được tiêm phòng 3 – 4 mũi uốn ván từ trước, lần tiêm cuối cùng đã trên 1 năm thì tiêm thêm 1 mũi nhắc lại.

- Nếu thai phụ đã tiêm đầy đủ 5 mũi uốn ván thì không cần phải tiêm bổ sung khi mang thai lần sau. Vì sau 5 mũi thì khả năng bảo vệ là trên 95%. Nhưng nếu mũi thứ 5 đã tiêm trên 10 năm thì các mẹ nên tiêm nhắc lại 1 mũi.

Những lưu ý khi bạn tiêm phòng

- Bạn nên tìm hiểu kỹ khoảng thời gian quy định từng mũi chích ngừa. Có độ giãn cách trước khi mang thai hợp lý và đa số các mũi tiềm cần thực hiện trước khi thụ thia 3 - 6 tháng. Do vậy bà bầu cần tránh thai an toàn trong thời gian quy định cho từng loại vắc xin đã tiêm. Nếu bị vỡ kế hoạch thì bạn cần tham khảo bác sĩ.

lich tiem phong cho ba bau nhat dinh phai nho 4

Lịch tiêm phòng cho bà bầu nhất định phải nhớ. Chị em tiêm phòng đủ vắc xin phòng bệnh để bảo vệ sức khỏe mẹ và thai nhi

- Nên tiêm phòng ngay khi có thể, không nên trì hoãn đến lúc chuẩn bị mang thai mới tiêm.

- Phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ nên tiêm trước khi mang bầu.

- Khi mang đa thai hay thai có nguy cơ sinh non, bạn nhớ tiêm vắc xin phòng uốn ván sớm hơn. Hỏi ý kiến bác sĩ để được tiêm thuốc hỗ trợ phổi cho bé.

- Nếu bạn đang bị sốt cao, hay mắc các bệnh mãn tính như bệnh khớp, thận, tim … cần tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi tiêm phòng.

- Sau khi tiềm phòng xong các mẹ cần ở lại phòng tiêm chủng để theo dõi các dấu hiệu biến chứng sốc thuốc có thể xảy ra. Bạn cần theo dõi cơ thể trong vòng 24 – 48h sau tiêm phòng.

Tóm lại việc chuẩn bị chích ngừa trước khi mang thai để ngăn chặn các bệnh nguy hiểm là rất tốt cho sức khỏe của mẹ và cả cho thai nhi. Do vậy mà các chị em cần có kế hoạch chủ động về thời gian mang thai, có hiểu biết đúng đắn và lựa chọn chủng ngừa trước khi mang thai để đảm bảo thai nhi được phát triển mạnh khỏe và an toàn.

comment Bình luận

largeer